Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
OHSAS 18001 và ISO 45001 đều là những tiêu chuẩn đưa ra những yêu cầu cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Vậy hai tiêu chuẩn này có mối quan hệ gì với nhau không? Và tại sao ISO 45001 thay thế OHSAS 18001? Hãy cùng KNA Cert tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
ISO 45001 và OHSAS 18001 đều là các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Management System - OHSMS). OHSAS 18001 được ra đời vào cuối những năm 1990 và trở thành chuẩn mực cho việc quản lý các rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển hiện đại, yêu cầu về việc nâng cao các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn lao động ngày càng trở nên cấp thiết. Điều này dẫn đến sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 45001 vào năm 2018, thay thế hoàn toàn OHSAS 18001.
ISO 45001 được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), mang tính toàn diện và bao quát hơn so với OHSAS 18001. Nó không chỉ hướng đến việc giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, mà còn cải thiện sức khỏe, sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của người lao động.
ISO 45001, tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, chính thức ra mắt vào ngày 12 tháng 3 năm 2018. Tiêu chuẩn này được phát triển để thay thế cho OHSAS 18001, nhằm cung cấp một khung quản lý toàn diện hơn và thống nhất hơn trên toàn cầu.
Những tổ chức có thời gian chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 trong vòng 3 năm. Và ngày 11 tháng 9 năm 2021 là thời điểm OHSAS 18001 chính thức hết hạn và không còn hiệu lực. Sau thời điểm này, các tổ chức vẫn áp dụng OHSAS 18001 sẽ cần phải chuyển sang ISO 45001 để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.
Tiêu chuẩn ISO 45001 mang lại nhiều lợi ích vượt trội và được coi là bước tiến mới trong hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp vì một số lý do như sau sau:
ISO 45001 được thiết kế theo mô hình cấp cao (High-Level Structure - HLS), tương tự như các tiêu chuẩn quốc tế khác như ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng) và ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường). Điều này giúp cho việc tích hợp ISO 45001 vào hệ thống quản lý hiện có của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp hiệu quả hơn và đồng bộ với các tiêu chuẩn quản lý khác.
ISO 45001 yêu cầu sự tham gia chủ động từ lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng khuyến khích sự tham gia của toàn bộ người lao động, giúp nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm đối với an toàn lao động. Đây là điểm khác biệt quan trọng so với OHSAS 18001, vai trò của lãnh đạo và người lao động trong OHSAS chưa được chú trọng.
ISO 45001 không chỉ tập trung vào việc kiểm soát rủi ro mà còn yêu cầu các doanh nghiệp phải xác định các cơ hội cải tiến liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp chủ động phát hiện, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra và đồng thời tìm kiếm cơ hội để cải thiện môi trường làm việc, nâng cao sự hài lòng và hiệu suất lao động.
ISO 45001 sử dụng chu trình PDCA nhằm đảm bảo việc quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp được thực hiện một cách liên tục và có sự cải tiến thường xuyên. Các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này sẽ có thể đánh giá, kiểm soát và cải tiến các quy trình an toàn sức khỏe nghề nghiệp một cách hiệu quả, từ giai đoạn lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá kết quả.
ISO 45001 nhấn mạnh việc phát triển và duy trì văn hóa an toàn trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là ISO 45001 không chỉ tạo ra một hệ thống quy tắc, mà còn xây dựng ý thức và cam kết từ tất cả các bên liên quan, từ lãnh đạo đến người lao động, trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.
ISO 45001 thay thế OHSAS 18001 được coi như là một bước tiến bộ trong hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý về an toàn lao động mà còn nâng cao uy tín, xây dựng môi trường làm việc an toàn hơn và tạo ra giá trị bền vững. Việc chuyển đổi sang ISO 45001 là một quá trình cần thiết để doanh nghiệp không chỉ giữ vững tiêu chuẩn quốc tế mà còn phát triển toàn diện hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
>>> Xem thêm: Dịch vụ chứng nhận ISO 45001:2018 cho Doanh Nghiệp
Bài viết trên đây do KNA Cert đã cung cấp những thông tin chi tiết về sự thay thế của OHSAS 18001. Nếu quý độc giả còn có thắc mắc về nội dung bài viết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được giải đáp.