KNA CERT đào tạo khóa học Kiểm soát chất lượng cho Công ty TNHH Sekonix Vina
SEKONIX VINA tham gia Khóa đào tạo "Kiểm soát chất lượng, sự tương tác với các quá trình trong tổ chức" và "Thực hành 3D5S" tại KNA CERT
Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001: 2015 là gì? Làm thế nào để lập kế hoạch đánh giá nội bộ phù hợp với hoạt động của tổ chức? Hãy đọc bài viết dưới đây của KNA CERT để tìm câu trả lời nhé.
Đánh giá nội bộ theo ISO 9001:2015 là một hoạt động kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức một cách khách quan nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015, quy định của tổ chức và đáp ứng mục tiêu chất lượng đã đề ra.
Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001 là bản kế hoạch về việc thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng trong tổ chức. Việc lập kế hoạch đánh giá là một bước quan trọng trong quy trình đánh giá nội bộ theo ISO 9001:2015. Kế hoạch này giúp đảm bảo hoạt động đánh giá được thực hiện một cách có hệ thống, hiệu quả, khách quan và tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
Mẫu kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 là một tài liệu hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của tổ chức. Mẫu kế hoạch này giúp đảm bảo hoạt động đánh giá nội bộ được thực hiện một cách:
Dưới đây là một ví dụ về mẫu kế hoạch đánh giá nội bộ mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Tổ chức cần xác định được những mục tiêu chung của chương trình đánh giá nội bộ. Mục tiêu đánh giá là việc xác định những gì cần hoàn thành thông qua cuộc đánh giá, nó có thể bao gồm những điều sau:
Tổ chức cần xác định rõ các tiêu chí đánh giá để sử dụng làm tài liệu tham khảo khi đánh giá nội bộ. Các tiêu chí có thể bao gồm:
Phạm vi đánh giá giúp xác định ranh giới và những gì sẽ được bao gồm trong hoạt động đánh giá. Việc xác định phạm vi đánh giá rõ ràng sẽ giúp đảm bảo hiệu quả và hiệu quả của quá trình đánh giá.
Phạm vi đánh giá có thể bao gồm các yếu tố sau:
Tổ chức cần xác định rõ ràng về thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động đánh giá nội bộ. Tổ chức có thể lựa chọn thời gian, địa điểm đánh giá tuỳ vào mục tiêu, phạm vi của cuộc đánh giá và chia nhỏ hoạt động đánh giá thành các giai đoạn cụ thể, từ đó phân bổ thời gian cho từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, cần lập lịch trình cụ thể cho từng hoạt động bao gồm: thời gian bắt đầu, kết thúc và thời gian di chuyển giữa các địa điểm.
Ví dụ: Như đánh giá một bộ phận/phòng ban thì cần xác định ngày nào, giờ nào sẽ đánh giá bộ phận đó và đánh giá trong bao lâu.
Mọi hệ thống trong một tổ chức đều được thiết kế và có tiền để từ hoạt động của con người.. Khi lên kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 tổ chức cần xác định vai trò của đánh giá viên, cũng như người ủy quyền cho đánh giá viên thực hiện công việc. Đánh giá viên được ISO định nghĩa là người có năng lực thực hiện đánh giá. Để thực hiện đánh giá, đánh giá viên phải được ủy quyền cụ thể.
Đánh giá viên nội bộ cần có những vai trò và trách nhiệm sau:
Xác định các loại nguồn lực cần thiết:
Sử dụng các công cụ và phương pháp ước tính:
Ngoài ra, tổ chức cần ước tính và phân bố nguồn lực thích hợp cho từng lĩnh vực của cuộc đánh giá sao cho phù hợp nhất.
Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 giúp xác định mục tiêu rõ ràng, phạm vi và phương pháp đánh giá phù hợp, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực và thời gian của tổ chức.
Lập kế hoạch chi tiết giúp đánh giá viên tập trung vào những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc đánh giá, tránh bỏ sót các vấn đề tiềm ẩn và đánh giá được tiến độ thực hiện, đảm bảo hoàn thành đúng hạn và theo đúng ngân sách đã định.
Kế hoạch đánh giá theo ISO 9001 giúp xác định rủi ro khi đánh giá, từ đó xây dựng các thủ tục đánh giá phù hợp hơn để kiểm tra và quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
Đánh giá viên có thể dễ dàng thu thập bằng chứng đánh giá một cách đầy đủ và có giá trị. Qua đó, đảm bảo được tính nhất quán trong việc áp dụng các thủ tục đánh giá, nâng cao chất lượng của kết quả sau khi đánh giá.
Kế hoạch đánh giá được lập ra một cách rõ ràng, minh bạch, giúp đơn vị được đánh giá hiểu rõ về mục đích, phạm vi và phương pháp.
Kế hoạch đánh giá cũng giúp tổ chức minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực và chịu trách nhiệm giải trình về kết quả đánh giá.
Kế hoạch đánh giá nội bộ theo ISO 9001 giúp xác định các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán, từ đó đưa ra các khuyến nghị để đơn vị này quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
Việc lập kế hoạch chi tiết giúp đánh giá viên theo dõi và đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của đơn vị được đánh giá. Kế hoạch đánh giá cũng giúp nâng cao nhận thức của đơn vị được đánh giá về tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro.
Mong rằng những thông tin mà KNA CERT chia sẻ trên đây đã giúp doanh nghiệp hiểu và có thể lập kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015 cho tổ chức mình. Ngoài ra, KNA CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 9001 cho mọi ngành nghề. Vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ chi tiết về dịch vụ: