Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
HACCP là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy mục đích của việc áp dụng HACCP là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
'HACCP' là viết tắt của Hazard Analysis Critical Control Points, tiếng Việt là “Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn”. Ban đầu tiêu chuẩn này được được NASA và một nhóm chuyên gia về an toàn thực phẩm phát triển vào những năm 1960. Sự hợp tác này nhằm giải quyết hai hai thách thức lớn trong môi trường vũ trụ mà NASA phải đối mặt: vụn bánh mì và các vi sinh vật gây bệnh (ví dụ như vi khuẩn, vi-rút) hoặc độc tố, những yếu tố có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng trong môi trường không gian.
Hệ thống HACCP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế do Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm CODEX ban hành. Phiên bản mới nhất, HACCP Codex 2020 (CXC 1-1969 Rev.5-2020), chính thức ra mắt ngày 23/11/2020, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm: từ sản xuất, chế biến, đóng gói đến phân phối. Hệ thống này hoạt động dựa trên bảy nguyên tắc cốt lõi, đóng vai trò nền tảng để xây dựng một quy trình quản lý an toàn thực phẩm toàn diện và hiệu quả.
Ngày nay, các nguyên tắc HACCP là cơ sở cho nhiều chương trình quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên thế giới như ISO 22000 hay FSSC 22000. Điểm đặc biệt của HACCP là khả năng áp dụng linh hoạt trong mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm và cho mọi loại hình doanh nghiệp, từ nhà sản xuất nhỏ lẻ đến các tập đoàn lớn.
HACCP không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tạo lòng tin với người tiêu dùng. Đây thực sự là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đầy cạnh tranh.
Mục đích HACCP nhằm đảm bảo doanh nghiệp xác định và loại bỏ được các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Đồng thời, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, vật lý lạ vào sản phẩm và đảm bảo sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khi doanh nghiệp áp dụng HACCP, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ các quá trình sản xuất. Từ đó, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm và phần nào đó nâng cao được chất lượng sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá quy trình sản xuất để giảm thiểu lãng phí.
Việc áp dụng HACCP nhằm đảm bảo doanh nghiệp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về an toàn thực phẩm để tránh các vụ ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí liên quan đến việc thu hồi sản phẩm, xử lý khiếu nại của khách hàng.
Việt Nam quy định các doanh nghiệp/tổ chức làm trong lĩnh vực thực phẩm dù quy mô to hay nhỏ đều phải có giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có chứng chỉ HACCP thì doanh nghiệp có thể không cần phải có giấy phép này. Chính vì vậy, mục đích của HACCP đối doanh nghiệp là để đảm bảo tuân thủ quy định trên. Vì nếu doanh nghiệp không tuân thủ quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sẽ bị những hình phạt nghiêm khắc như phạt tiền, đình chỉ hoạt động, thu hồi sản phẩm, hoặc mất quyền kinh doanh.
Nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu doanh nghiệp áp dụng hệ thống HACCP như một điều kiện bắt buộc để được phép kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Ví dụ, các quy định của FDA (Mỹ), EFSA (Liên minh châu Âu), hoặc Codex Alimentarius (tiêu chuẩn quốc tế). Do đó, doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang những nước như trên cần phải áp dụng tiêu chuẩn HACCP.
Khi khách hàng biết rằng sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP, họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng và an toàn của sản phẩm. Đồng thời, việc áp dụng HACCP giúp doanh nghiệp giải quyết những lo ngại của khách hàng về vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng nhiều thông tin về các vụ ngộ độc thực phẩm.
Sản phẩm được chứng nhận HACCP thường được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. HACCP không chỉ là lợi thế nhất thời mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng vị thế bền vững, nhờ vào việc duy trì chất lượng sản phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, với hệ thống quản lý dựa trên HACCP, doanh nghiệp có khả năng nhanh chóng thích ứng với những thay đổi trong yêu cầu pháp lý, nhu cầu khách hàng, hoặc xu hướng thị trường.
Đối tượng áp dụng HACCP là tất cả các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm, từ sản xuất, chế biến, chế tạo, bảo quản, phân phối, đến tiêu thụ thực phẩm. Cụ thể, các đối tượng áp dụng hệ thống HACCP bao gồm:
Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp mọi người hiểu được mục đích của việc áp dụng HACCP. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về tiêu chuẩn chứng nhận HACCP, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.