Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
HACCP là một hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn được thiết kế để xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm. Trong đó, các biện pháp kiểm soát của hệ thống HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực phẩm an toàn khi tới tay người tiêu dùng. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu chi tiết về biện pháp kiểm soát của tiêu chuẩn HACCP qua bài viết dưới đây.
Biện pháp kiểm soát mối nguy trong hệ thống HACCP là các hành động được thực hiện nhằm loại bỏ, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các mối nguy có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Một số biện pháp kiểm soát mối nguy phổ biến như:
Để xây dựng thành công hệ thống HACCP, việc đào tạo nhận thức cho nhân viên là điều không thể thiếu. Doanh nghiệp cần đào tạo toàn bộ nhân viên để đảm bảo rằng nhân viên ở tất cả các cấp đều hiểu rõ về các nguyên tắc của HACCP, vai trò của họ trong hệ thống, cũng như các thủ tục và quy trình liên quan.
Nhân viên không được đào tạo sẽ khó nhận biết các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất như: nhiễm khuẩn, xuất hiện dị vật trong thực phẩm, vượt quá mức hóa chất cho phép,... Điều này sẽ khiến họ không biết cách thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn (CCP), làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm.
Vậy nên, việc đào tạo nhân viên giúp mọi người nhận diện được các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý trong quy trình sản xuất, từ đó có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nâng cao hiệu quả hệ thống HACCP.
Doanh nghiệp cần cập nhật đầy đủ thông tin về phân tích mối nguy, điểm kiểm soát tới hạn (CCP), giới hạn tới hạn, các thủ tục kiểm soát, hành động khắc phục và các biên bản thẩm tra, xác minh nhằm đảm bảo tài liệu HACCP luôn phản ánh đúng thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện bảo quản các tài liệu liên quan một cách cẩn thận, khoa học để dễ dàng truy xuất khi cần.
Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện các sai sót, điểm yếu còn tồn tại trong quá trình thực hiện hệ thống HACCP. Qua việc kiểm tra định kỳ, doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường cũng như các đối tác. Đồng thời đảm bảo rằng hệ thống HACCP của doanh nghiệp vẫn luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.
Hành động khắc phục giúp loại bỏ sản phẩm không an toàn trong quá trình sản xuất. Khi có sự sai lệch so với giới hạn tới hạn tại các điểm kiểm soát tới hạn (CCP), việc thực hiện hành động khắc phục là điều cần thiết để xử lý vấn đề và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Hành động khắc phục bao gồm việc xác định nguyên nhân gốc rễ của sự sai lệch và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa chúng tái diễn. Điều này giúp cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống HACCP.
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn một cách chính xác hơn, từ đó giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố an toàn thực phẩm. Đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm đồng nhất, từ khâu sản xuất đến phân phối.
Các thiết bị đo lường tự động giúp theo dõi liên tục các thông số quan trọng như nhiệt độ, độ ẩm, pH,... giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các công nghệ tự động hóa và phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp theo dõi và giám sát các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) một cách hiệu quả, đảm bảo rằng các thông số luôn nằm trong ngưỡng an toàn.
Thị trường ngành sản xuất chế biến luôn biến đổi không ngừng, từ xu hướng tiêu dùng đến công nghệ sản xuất. Vậy nên doanh nghiệp cần thực hiện cải tiến liên tục để nắm bắt với những xu hướng mới nhất, tránh bị tụt hậu lại phía sau. Cải tiến liên tục giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trong quy trình sản xuất và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc theo luật định. Ngoài ra việc thực hiện cải tiến liên tục còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí do sản phẩm lỗi và tăng năng suất lao động của nhân viên.
Doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến liên tục bằng cách định kỳ đánh giá lại các mối nguy tiềm ẩn để đảm bảo danh sách mối nguy luôn được cập nhật. Đồng thời điều chỉnh các giới hạn tới hạn cho phù hợp với những thay đổi trong quy trình sản xuất hoặc nguyên liệu đầu vào.
Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát của hệ thống HACCP giúp doanh nghiệp xác định và kiểm soát hiệu quả các mối nguy tiềm ẩn trong quy trình sản xuất thực phẩm, bao gồm mối nguy vật lý, hóa học, sinh học. Bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm soát cụ thể, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro việc thực phẩm bị nhiễm khuẩn, từ đó ngăn chặn các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn nâng cao uy tín của thương hiệu.
Hệ thống HACCP giúp cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua việc kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất. Các biện pháp kiểm soát của hệ thống HACCP đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất trong điều kiện an toàn và vệ sinh. Từ đó, giúp giảm thiểu khả năng xảy ra sai sót và sản phẩm lỗi, tạo ra dây chuyền sản xuất sản phẩm chất lượng cao, nâng cao niềm tin từ phía khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng.
Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát của hệ thống HACCP sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn những sự cố an toàn thực phẩm, tiết kiệm đáng kể chi phí liên quan đến việc thu hồi sản phẩm lỗi hoặc kiện tụng từ phía khách hàng. Bởi vì các sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm có thể dẫn đến chi phí pháp lý cao, gây tổn thất lớn do phải tiêu hủy sản phẩm kém chất lượng và ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của doanh nghiệp. Thông qua việc duy trì chất lượng sản phẩm luôn ở mức ổn định và an toàn, doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường so với các thương hiệu khác, từ đó gia tăng lợi nhuận.
Các biện pháp kiểm soát của hệ thống HACCP giúp doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, từ đó giảm thiểu rủi ro bị xử phạt và bảo vệ uy tín thương hiệu. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro pháp lý mà còn giúp khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt người tiêu dùng.
Doanh nghiệp sẽ thiết lập được các quy trình giám sát và kiểm soát chặt chẽ thông qua việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả, từ đó cải thiện khả năng quản lý an toàn thực phẩm trong toàn tổ chức. Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ hơn về quy trình sản xuất của mình, từ đó dễ dàng phát hiện và khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Bài viết trên đây của KNA CERT đã cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp kiểm soát của hệ thống chứng nhận HACCP. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin để triển khai các biện pháp kiểm soát của tiêu chuẩn HACCP hiệu quả. Liên hệ ngay với KNA CERT để được hỗ trợ.