Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Áp dụng hệ thống HACCP hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo thực phẩm luôn an toàn khi tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc triển khai và duy trì hệ thống này cũng đi kèm với những khó khăn nhất định. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu về khó khăn khi áp dụng HACCP qua bài viết dưới đây.
Quy trình sản xuất thực phẩm thường rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn từ kiểm tra nguyên liệu đầu vào đến phân phối sản phẩm cuối cùng. Mỗi giai đoạn này đều có thể phát sinh các mối nguy khác nhau, vì vậy cần xây dựng kế hoạch HACCP riêng cho từng quy trình cụ thể. Các mối nguy này có thể bao gồm: mối nguy sinh học (vi khuẩn, virus, nấm mốc), mối nguy hóa học (hóa chất độc hại, dư lượng thuốc trừ sâu), mối nguy vật lý (mảnh vỡ, lông, xương) và nguy cơ dị ứng. Việc xác định chính xác các mối nguy xuất hiện trong từng giai đoạn sản xuất không chỉ tốn thời gian mà còn yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về từng khía cạnh của chuỗi cung ứng.
Nhân viên cần được đào tạo một cách bài bản để có thể áp dụng được các nguyên tắc HACCP vào thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Nhân viên không chỉ cần hiểu rõ các quy trình mà còn phải biết cách nhận diện và xử lý các rủi ro tiềm ẩn. Thiếu sự đào tạo có thể dẫn đến việc áp dụng không hiệu quả, gây ra rủi ro cho an toàn thực phẩm. Khi nhân viên không được đào tạo đầy đủ về các quy trình an toàn thực phẩm, họ có thể không nhận biết được các dấu hiệu của ô nhiễm hoặc không biết cách xử lý đúng cách các nguyên liệu và sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến việc vi khuẩn, hóa chất độc hại hoặc các yếu tố gây ô nhiễm khác xâm nhập vào sản phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn thực phẩm.
Việc triển khai kế hoạch HACCP đòi hỏi đầu tư đáng kể vào đào tạo nhân viên, điều chỉnh cơ sở vật chất và xây dựng tài liệu cần thiết. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần phải chi trả một khoản tiền lớn cho các trang thiết bị nhằm đảm bảo quy trình sản xuất đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP. Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc chi một khoản tiền lớn cho việc áp dụng HACCP có thể gây áp lực tài chính, dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai tiêu chuẩn HACCP.
Việc phân tích mối nguy yêu cầu doanh nghiệp phải thu thập dữ liệu về các mối nguy tiềm ẩn, điều kiện sản xuất cũng như các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin cần thiết, dẫn đến việc phân tích không đầy đủ hoặc không chính xác. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không đầu tư vào các công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ phân tích mối nguy, việc thiếu công nghệ hiện đại có thể làm tăng khả năng xảy ra sai sót trong quá trình phân tích.
Khi nhân viên thiếu kiến thức về tiêu chuẩn HACCP cũng như không hiểu được tầm quan trọng của tiêu chuẩn này đối với doanh nghiệp thì rất dễ hoài nghi hoặc không chấp nhận những thay đổi trong quy trình làm việc. Nhiều nhân viên đã quen với cách làm việc hiện tại nên không muốn thay đổi sang một cách làm việc mới. Họ lo ngại rằng việc áp dụng HACCP sẽ làm tăng khối lượng công việc, mất nhiều thời gian để làm quen với quy trình mới. Bên cạnh đó, nếu lãnh đạo doanh nghiệp không thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với việc áp dụng HACCP, nhân viên cũng sẽ không cảm thấy cần thiết phải tham gia vào quá trình triển khai hệ thống này. Họ có thể cho rằng việc đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của cấp trên hoặc các bộ phận khác.
HACCP yêu cầu doanh nghiệp phải lưu giữ rất nhiều hồ sơ, bao gồm các biểu mẫu, biên bản kiểm tra đánh giá,... Đồng thời việc bảo quản hồ sơ sao cho đầy đủ, chính xác và dễ dàng truy cập cũng gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng các phương pháp quản lý hồ sơ truyền thống mà không áp dụng công nghệ hiện đại. Việc này không chỉ làm tăng thời gian xử lý mà còn dễ dẫn đến sai sót trong việc lưu trữ và bảo mật thông tin, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống HACCP. Ngoài ra, các quy định về an toàn thực phẩm thường xuyên được cập nhật, đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật tài liệu thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế.
Doanh nghiệp cần xây dựng sơ đồ quy trình sản xuất đơn giản và dễ hiểu, sơ đồ này nên được thiết kế theo kiểu khối để dễ dàng theo dõi. Đồng thời rà soát và loại bỏ những bước không cần thiết hoặc có thể kết hợp với nhau, nhằm giảm thiểu sự phức tạp trong chuỗi sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ tự động hóa và phần mềm quản lý để theo dõi và quản lý các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp nên tổ chức các khóa đào tạo cho toàn bộ nhân viên, từ quản lý đến công nhân về các nguyên tắc cơ bản của HACCP, cách thức nhận diện mối nguy, điểm kiểm soát tới hạn (CCP) và các quy trình kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết về quy trình sản xuất, vệ sinh, giám sát và hành động khắc phục khi có sự cố xảy ra. Tài liệu này phải được lưu trữ đầy đủ và dễ dàng truy cập để phục vụ cho quá trình đánh giá và kiểm tra hệ thống HACCP của doanh nghiệp.
Để khắc phục khó khăn về mặt chi phí triển khai hệ thống HACCP, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch tài chính rõ ràng cho việc đầu tư vào hệ thống HACCP, bao gồm chi phí đào tạo, thiết bị và công nghệ. Hoặc có thể chia quá trình triển khai HACCP thành các giai đoạn nhỏ, điều này cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thời gian và nguồn lực để thích ứng dần dần, giảm áp lực tài chính trong thời gian ngắn.
Để việc phân tích mối nguy trở nên dễ dàng, doanh nghiệp có thể sử dụng bảng để liệt kê và theo dõi các mối nguy tiềm ẩn trong quy trình sản xuất. Bảng phân tích mối nguy sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận biết và phân tích các mối nguy đồng thời đánh giá mức độ nghiêm trọng của chúng. Khi đã có đầy đủ thông tin về các mối nguy có thể xảy ra, doanh nghiệp sẽ thiết lập được các biện pháp kiểm soát phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ quá trình phân tích mối nguy giúp thu thập thông tin một cách dễ dàng và đầy đủ.
Doanh nghiệp cần giải thích rõ ràng cho nhân viên về lợi ích của việc áp dụng HACCP như: nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường uy tín của doanh nghiệp,... Đồng thời xem xét lại các quy trình làm việc hiện tại để tìm ra những cách thức tối ưu hóa, giảm thiểu thời gian và công sức khi áp dụng quy trình làm việc mới cho nhân viên. Hãy cung cấp cho họ các công cụ, tài liệu và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Doanh nghiệp cần xác định rõ các loại hồ sơ cần thiết, bao gồm: tài liệu xây dựng kế hoạch HACCP, hồ sơ đào tạo nhân viên,... Việc này giúp đảm bảo rằng tất cả thông tin quan trọng đều được ghi chép và lưu trữ đầy đủ. Đồng thời cũng cần tạo ra các biểu mẫu để ghi lại thông tin liên quan đến từng bước trong quy trình HACCP, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm soát. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn phần mềm quản lý hồ sơ phù hợp để việc lưu trữ và quản lý hồ sơ HACCP trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo thông tin được bảo mật một cách kỹ lưỡng.
Bài viết trên đây của KNA CERT đã cung cấp thông tin chi tiết về khó khăn khi áp dụng HACCP. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin để thiết lập các biện pháp khắc phục khó khăn khi triển khai chứng nhận HACCP hiệu quả. Liên hệ ngay với KNA CERT để được hỗ trợ.