CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Những thiệt hại khi doanh nghiệp không áp dụng ISO 45001:2018

Những thiệt hại khi không áp dụng ISO 45001:2018 không chỉ làm gia tăng tai nạn lao động mà còn gây tổn thất lớn về tài chính, uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc thiếu một hệ thống quản lý an toàn chuẩn mực có thể đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hãy cùng KNA Cert tìm hiểu chi tiết về những bất lợi có thể xảy ra khi không áp dụng ISO 45001 qua bài viết dưới đây. 


Tổng quan tình hình tai nạn lao động mới nhất 

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 là một điều vô cùng cần thiết để giúp doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới vẫn chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc có một OHSMS hiệu quả. Do đó, vẫn còn rất nhiều vụ tai nạn lao động (TNLĐ) đau thương xảy ra. Và dưới đây là thông tin sơ bộ về những TNLĐ gần đây nhất: 

  • Thống kê tai nạn lao động năm 2023 

Theo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), khiến 7.553 người gặp nạn, trong đó có 1.720 người bị thương nặng. Đặc biệt, có 662 vụ tai nạn lao động gây chết người với tổng số 699 người tử vong. Tổng thiệt hại về chi phí và tài sản do các vụ tai nạn lao động này gây ra lên đến gần 16.357 tỷ đồng và hơn 149.770 ngày công bị mất, chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động. 

https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/tieu-chuan-iso-450012018-la-gi


Gia tăng tai nạn lao động trong khu vực không có quan hệ lao động: Một điểm đáng chú ý là sau 4 năm liên tiếp giảm, tình hình tai nạn lao động trong khu vực không có quan hệ lao động đã có xu hướng gia tăng. Năm 2023, khu vực này xảy ra 159 vụ, làm 169 người tử vong (tăng 7 vụ, tương đương 4,6%, và số người chết tăng thêm 10 người, tương đương 6,3%). 

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, do nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý và kiểm soát rủi ro tại nơi làm việc là nguyên nhân chủ yếu khiến khiến cho TNLĐ tăng lên . Đồng thời, nhiều người lao động chưa được huấn luyện đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động, thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc an toàn, trong khi ý thức về tác phong công nghiệp còn hạn chế. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho khu vực không có quan hệ lao động còn nhiều hạn chế về nguồn lực. Chính quyền cơ sở ở một số địa phương cũng chưa thực sự chú trọng và dành đủ nguồn lực cho công tác này. 

  • Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong quý 1/2024 

Trong quý 1/2024, đã xảy ra một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điển hình là vụ tai nạn ngày 3/4 tại Công ty than Thống Nhất (Quảng Ninh) khiến 4 công nhân tử vong. Ngày 22/4, một vụ tai nạn nghiêm trọng khác xảy ra trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá tại Nhà máy xi măng Yên Bái, làm 7 người chết và 3 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố động cơ điện của máy nghiền. 

Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết trách nhiệm đã được phân cấp rất rõ ràng trong việc quản lý an toàn lao động. Tuy nhiên, tần suất thanh tra và kiểm tra TNLĐ vẫn còn quá thấp, chưa đủ để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm hoặc nguy cơ mất an toàn. Bên cạnh đó, cách thức thanh tra vẫn còn lỗi thời, dẫn đến kéo dài thời gian và thiếu quyết liệt trong việc yêu cầu tuân thủ các quy định về an toàn.


Những thiệt hại khi doanh nghiệp không áp dụng iso 45001:2018 

Khi doanh nghiệp không áp dụng ISO 45001:2018, họ phải đối mặt với nhiều thiệt hại nghiêm trọng liên quan đến an toàn lao động, chi phí tài chính, uy tín và hoạt động quản lý.  

  • Gia tăng tai nạn lao động và thiệt hại về con người 

Một thiệt hại điển hình khi doanh nghiệp không áp dụng ISO 45001:2018 là việc gia tăng tai nạn lao động và thiệt hại về con người. Không áp dụng ISO 45001, doanh nghiệp sẽ khó để có thể xây dựng một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) chuẩn mực, dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động cao hơn. Thiếu quy trình nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro tại nơi làm việc có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, gây thương tích hoặc tử vong cho nhân viên.  

  • Tăng chi phí tài chính liên quan đến bảo hiểm và kiện tụng 

Một hệ quả trực tiếp khi không áp dụng ISO 45001:2018 là chi phí bảo hiểm sẽ tăng cao. Các công ty bảo hiểm thường tính phí bảo hiểm lao động dựa trên mức độ rủi ro tại nơi làm việc. Doanh nghiệp không đảm bảo quy trình an toàn sẽ phải đối mặt với: 

  • Chi phí bảo hiểm tăng cao hơn do có nguy cơ cao hơn về tai nạn lao động. 
  • Nguy cơ bị kiện tụng từ nhân viên bị tổn thương, dẫn đến chi phí pháp lý và tiền bồi thường lớn. 

tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 2015

  • Mất uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp 

Khi một doanh nghiệp không có hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe tốt, uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Khách hàng và đối tác thường ưu tiên hợp tác với những doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm việc an toàn, minh chứng cho trách nhiệm xã hội và sự cam kết về chất lượng. Ngược lại, việc thiếu an toàn lao động không chỉ làm giảm niềm tin của đối tác mà còn có thể dẫn đến việc mất các hợp đồng quan trọng, giảm doanh thu và hạn chế cơ hội phát triển. Đồng thời, cộng đồng xung quanh cũng sẽ đánh giá thấp những doanh nghiệp không đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo ra hình ảnh tiêu cực và giảm sự ủng hộ của công chúng. 

  • Giảm năng suất lao động và gián đoạn hoạt động 

Tai nạn lao động hoặc môi trường làm việc không an toàn có thể dẫn đến gián đoạn nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất. Khi nhân viên bị thương hoặc không có kỹ năng làm việc an toàn, năng suất và hiệu quả công việc sẽ giảm sút. Điều này có thể khiến quy trình sản xuất phải tạm ngừng để xử lý sự cố, đồng thời doanh nghiệp sẽ phải tốn thời gian và chi phí để đào tạo lại nhân viên hoặc tìm kiếm nguồn lao động mới thay thế. 

  • Khó khăn trong việc tuân thủ pháp luật và rủi ro bị phạt 

Việc không tuân thủ ISO 45001 có thể dẫn đến vi phạm quy định về an toàn lao động, điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp phải rủi ro bị kiểm tra và xử phạt từ cơ quan chức năng. Doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các khoản phạt tài chính lớn, hoặc nghiêm trọng hơn, bị đình chỉ hoạt động tạm thời nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn. 

  • Thiếu khả năng phòng ngừa và giải quyết rủi ro 

ISO 45001 cung cấp một khung làm việc chuẩn mực, giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa các rủi ro và quản lý hiệu quả các tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn lao động. Khi doanh nghiệp không áp dụng hệ thống này, họ có thể thiếu các quy trình và công cụ cần thiết để phát hiện và ứng phó kịp thời với các sự cố an toàn. Điều này có thể dẫn đến việc các sự cố không được xử lý nhanh chóng và hiệu quả, từ đó gây ra thiệt hại lớn hơn về cả con người và tài sản, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các sự cố và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. 

Và trên đây là bài viết “Những thiệt hại khi doanh nghiệp không áp dụng ISO 45001:2018” do KNA Cert chia sẻ. Nếu bạn có thắc mắc gì về giấy chứng nhận ISO 45001:2018, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. 

  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội  
  • Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM  
  • Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification  
  • Hotline: 0932.211.786   
  • Email: salesmanager@knacert.com 
Chia sẻ

Tin liên quan