Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Các Doanh Nghiệp khi áp dụng các tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý Chất lượng nói chung và ISO 9001:2015 nói riêng cần có nghĩa vụ phải chuẩn bị các tài liệu sẽ được sử dụng theo hệ thống, giữ cho chúng được cập nhật và áp dụng chúng. Những quy trình kiểm soát tài liệu theo ISO 9001:2015 được coi là hành động chứng minh rằng các hoạt động về hệ thống QLCL được thực hiện theo yêu cầu của hệ thống và được áp dụng hiệu quả. Việc kiểm soát này giúp đảm bảo rằng những tài liệu này dược xây dựng, đánh số, phê duyệt, kiểm tra, sao chép, và sửa đổi cũng như duy trì trước khi ban hành và áp dụng.
Việc ban hành và Quy trình kiểm soát thông tin dạng văn bản của Hệ thống Quản lý Chất lượng theo ISO 9001:2015 là việc làm cần thiết và cần được đảm bảo đầy đủ và đạt được những mục tiêu như sau:
- Những phương tiện để truyền đạt và trao đổi thông tin
- Loại hình và quy mô phụ thuộc vào:
- Phổ biến và bảo tồn kiến thức, bí quyết của tổ chức:
Vấn đề kiểm soát tài liệu được thực hiện theo từng trách nhiệm của ban lãnh đạo, các phòng ban và đặc biệt ban ISO được thành lập ra. Quy trình được thể hiện trong bảng bên dưới đây:
Trách nhiệm |
Bước |
Chi tiết |
Biểu mẫu |
Các phòng ban |
Xác định các yêu cầu |
Khi có các yêu cầu về việc soạn thảo, cung cấp, sửa đổi hoặc hủy bỏ quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 2015, phòng/ ban sẽ gửi Phiếu yêu cầu tài liệu đến Ban ISO để xem xét trước khi trình ký lên ban Giám đốc. Nếu có sự thay đổi của Giám đốc thì tài liệu sẽ được sửa đổi sao cho phù hợp. |
Phiếu yêu cầu tài liệu |
Người có thẩm quyền |
Xem xét yêu cầu |
Nếu phù hợp thì tiến hành xác nhận, thông báo cho đơn vị liên quan để bắt đầu soạn thảo, cung cấp, sửa đổi. Nếu không phù hợp thì tiến hành trao đổi để bổ sung thêm thông tin hoặc kết thúc. |
Phiếu yêu cầu tài liệu |
Ban ISO Trưởng phòng ban liên quan Người được phân công soạn thảo |
Soạn thảo/ sửa đổi |
Ban ISO có trách nhiệm soạn thảo, bổ sung, sửa đổi tài liệu. Nếu tài liệu có liên quan đến nhiều phòng ban thì Giám đốc sẽ chỉ định một phòng ban soạn thảo, và các phòng ban khác tiến hành phối hợp cùng để cung cấp thông tin. Người được phân công soạn thảo bắt đầu thu thập các thông tin và tiến hành phối hợp cùng các phòng ban liên quan để soạn thảo, bổ sung hoặc sửa đổi tài liệu. Trưởng phòng có nhiệm vụ ký vào cột “Soạn thảo” trong phần trang bìa của tài liệu. Nếu có nhiều phòng ban thì nhân viên gửi các Trưởng phòng xem xét, sau đó ký xác nhận trước khi chuyển lên cho ban ISO. |
Tài liệu được soạn thảo/sửa đổi |
Ban ISO |
Xem xét |
Ban ISO bắt đầu tiến hành xem xét tính hệ thống, nếu: Phù hợp: nếu phù hợp thì sẽ ký tên vào cột “xem xét” ở phần trang bìa của tài liệu, và sau đó thì chuyển lên ban Giám đốc xem xét và phê duyệt. Chưa phù hợp: nếu hệ thống chưa phù hợp thì ban ISO tiến hành yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung lại. |
Tài liệu được soạn thảo/sửa đổi |
Giám đốc |
Phê duyệt |
Giám đốc sẽ tiến hành xem xét, nếu: Phù hợp: Giám đốc sẽ ký tên vào cột “Phê duyệt” ở trang bìa của tài liệu, sau đó trả lại ban ISO. Chưa phù hợp: Giám đốc trả lại, chỉnh sửa, bổ sung lại. |
Tài liệu được soạn thảo/sửa đổi |
Ban ISO |
Phân phối- cập nhật |
Nhân viên soạn thảo tài liệu có trách nhiệm gửi file mềm cho ban ISO. Sau đó, ban ISO tiến hành cập nhật tài liệu mới lên mạng nội bộ của Công ty rồi thông báo bằng văn bản hoặc gửi mail cho các phòng ban để thực hiện. Lưu ý, hạn chế gửi photo bản giấy cho các đơn vị và chỉ photo khi nào cần thiết. Ngoài ra, bản photo phải được ban ISO đóng dấu “KIỂM SOÁT” màu xanh lên trang bìa thì bản photo đó mới có hiệu lực để áp dụng Sau đó, cập nhật tài liệu mới soạn thảo/ sửa đổi vào Danh mục tài liệu nội bộ trong Quy trình kiểm soát hồ sơ tài liệu |
Danh mục tài liệu nội bộ |
Các phòng ban |
Nhận tài liệu |
Sau khi các phòng ban nhận được thông báo ban hành tài liệu phải có trách nhiệm đọc kỹ và nội dung tài liệu mới ban hành. Sau đó, trưởng phòng ban có nhiệm vụ đảm bảo tất cả nhân viên trong bộ phận của mình áp dụng đúng tài liệu được ban hành. Đối với tài liệu ban hành lại thì nhân viên có nhiệm vụ gửi bản cũ về cho ban ISO để hủy bỏ tất cả, và ban ISO này chỉ giữ lại 01 bản gốc tài liệu cũ. Đối với các tài liệu nhận bằng bản photo thì các phòng ban phải cập nhật riêng vào file đựng tài liệu riêng. |
Phiếu phân phối tài liệu |
Các phòng ban |
Kiểm soát tài liệu |
Ban ISO phải đảm bảo rằng các tài liệu được cập nhật là các bộ mới nhất. Các phòng ban có nhiệm vụ đọc và áp dụng đúng các tài liệu được lưu hành trong tổ chức. Lưu ý, các phòng ban không được tự ý in ra, nếu muốn in ra phải báo cho ban ISO để tiến hành đóng dấu “kiểm soát” lên bản in để đảm bảo bản in được kiểm soát chặt chẽ. Các phòng ban có nhiệm vụ lập “Danh mục tài liệu bên ngoài” đối với tài liệu bên ngoài. Sau đó, gửi về cho ban ISO kiểm soát. |
Danh mục tài liệu nội bộ/ bên ngoài |
Các phòng ban |
Sử dụng tài liệu |
Đối với tài liệu mới được ban hành thì ban ISO sẽ tiến hành hướng dẫn, phổ biến cho các phòng ban áp dụng. Trong quá trình áp dụng, nhân viên không được tự ý thay đổi, bổ sung thêm vào tài liệu để sử dụng. Trường hợp nếu muốn góp ý để chỉnh sửa, bổ sung thì cần phải gửi Phiếu yêu cầu tài liệu về cho ban ISO để chỉnh sửa. Khi tài liệu mới được ban hành thì Ban ISO sẽ hướng dẫn, phố biến cho các phòng ban áp dụng, tùy vào một số tài liệu sẽ do Trưởng phòng ban chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn cho CBCNV trong phòng. |
Phiếu yêu cầu tài liệu |
Lưu trữ hồ sơ theo ISO chính là một phương pháp lưu trữ, quản lý hồ sơ theo tiêu chuẩn Quốc tế. Chúng sẽ thực hiện theo một quy tắc, được gọi là quy trình lưu trữ hồ sơ theo ISO.
Việc lưu trữ các hồ sơ theo ISO chính là một trong những phương pháp quản lý hiện đại theo chuẩn Quốc tế. Chúng được thực hiện theo một nhóm những quy tắc và quy chuẩn khác nhau của các hệ thống ISO theo đó.
Việc lưu trữ hồ sơ cho doanh nghiệp theo ISO chính là điều bắt buộc và cũng cực kì quan trọng có liên quan tới hoạt động trong kinh doanh nhằm đảm bảo các tính chất về pháp lý. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách bố trí cũng như lưu trữ các loại hồ sơ khác nhau. Hiện nay các loại hồ sơ lưu trữ theo bộ tiêu chuẩn ISO cũng cực kì được thịnh hành và được nhiều đơn vị có áp dụng. Cùng tìm hiểu một số quy trình áp dụng của chúng tôi.
KNA CERT xin chia sẻ đến bạn quy trình lưu trữ hồ sơ theo ISO giúp doanh nghiệp bạn kiểm soát được đúng và đủ quy trình hồ sơ tài liệu. Chúng thường bao gồm có một số quy trình như sau:
Theo tiêu chuẩn ISO 9001, việc tạo hồ sơ, cập nhật, lưu trữ hồ sơ cần được thỏa mãn những yếu tố sau:
Hệ thống hồ sơ cần phải được đánh dấu theo những hệ thống riêng. Có thể phân loại theo màu sắc hồ so, giấy tờ bên ngoài vv
Về định dạng thì hồ sơ có thể bao gồm nhiều hình thức như: Hình ảnh, video, ngôn ngữ, giấy tờ vv. Cần tạo hệ thống hồ sơ, biểu mẫu theo từng phòng ban phải có danh mục phân loại hồ sơ để nắm rõ số hồ sơ phòng mình đang lưu trữ. Từng loại hồ sơ phải có danh sách truy xuất cụ thể.
Trong Quy trình kiểm soát tài liệu theo ISO bạn tùy theo mức độ quan trọng của hồ sơ mà doanh nghiệp nên quy định các lưu trữ riêng, nhưng việc bảo quản hồ sơ vẫn phải tuân thủ như cần phân loại rõ ràng, tùy theo từng tính chất của chúng, Mọi hồ sơ lưu trữ phải đảm bảo tính an toàn, bảo mật và luôn được bảo vệ nguyên vẹn;
Các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp có quyền sử dụng hồ sơ để phục vụ cho chuyên môn và công việc. Khi sử dụng, tùy theo sự quan trọng của giấy tờ mà quyết định có thông báo sử dụng hay là không.
Với những bộ phận và phòng ban tại các doanh nghiệp hiện nay có quyền sử dụng các loại giấy tờ để giúp phục vụ chuyên môn, công việc hợp lý. Cần bảo quản hồ sơ an toàn đặc biệt với hệ thống hồ sơ quan trọng. người sử dụng hồ sơ phải xuất trình giấy yêu cầu hoặc giấy giới thiệu được phép sử dụng và có thỏa thuận về thời gian sử dụng rõ ràng.
Thời gian lưu trữ hồ sơ sẽ phụ thuộc vào mục đích doanh nghiệp, yêu cầu khách hàng, quy định của Pháp luật… Tuy nhiên tất cả các hồ sơ lưu trữ đều không dưới một năm để đảm bảo sự đánh giá theo từng kỳ hạn. Có những hồ sơ sẽ được lưu trữ trong vòng 3 năm, 5 năm, 10 năm, trên 10 năm và có thể lưu trữ vĩnh viễn. Bạn đọc có thể tham khảo những thời hạn lưu trữ hồ sơ tại đây.
Những hồ sơ hết hạn sẽ có nhiều phương pháp hủy bỏ khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan trọng của hồ sơ đó. Ví dụ những hồ sơ quan trọng phải lập hội đồng để tiến hành phương pháp hủy như đốt bỏ, cắt vụn. Đối với những giấy tờ bình thường thì có thể gạch bỏ hoặc bán lại….
Những quy trình kiểm soát tài liệu theo ISO 9001:2015 được liệt kê bên trên đây sẽ giúp việc kiểm soát và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành theo đúng quy trình và được thực hiện có hiệu quả. Các mục tiêu chất lượng do Quản lý cấp cao đặt ra.
Tại KNACert, quy trình chứng nhận ISO 9001 của chúng tôi bao gồm 04 giai đoạn lớn, đó là:
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi cho bạn về Quy trình kiểm soát tài liệu theo ISO. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký chứng nhận ISO 9001 hoặc chứng nhận sản phẩm hãy liên hệ tới hotline: 093.2211.786 để được các chuyên gia của KNA CERT hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Hãy liên hệ với KNA để được CHỨNG NHẬN ISO 9001 toàn quốc tốt nhất.
✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |