Giải thích về lưu đồ HACCP
Lưu đồ HACCP là một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm, giúp các doanh nghiệp quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu c...
Quy trình thẩm định thẩm tra HACCP là một trong những quy trình không thể thiếu để doanh nghiệp duy trì hệ thống HACCP hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại thường nhầm lẫn hai định nghĩa này với nhau. Vậy hãy cùng KNA CERT tìm hiểu kỹ hơn về quy trình thẩm định thẩm tra hệ thống HACCP và những lưu ý khi thực hiện thẩm định thẩm tra HACCP qua bài viết dưới đây.
|
Thẩm định |
Thẩm tra |
Mục đích |
Đánh giá toàn diện tính hiệu quả của hệ thống HACCP và xác nhận sự phù hợp của hệ thống HACCP với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
|
Nhằm đảm bảo rằng hệ thống HACCP đang được vận hành đúng theo kế hoạch đã thiết lập, đề xuất biện pháp khắc phục khi phát hiện các sai lệch. |
Phạm vi |
Đánh giá toàn bộ hệ thống HACCP, bao gồm cả việc đánh giá sự phù hợp của hệ thống với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành, tính khoa học của kế hoạch HACCP, sự phù hợp của hệ thống với sản phẩm và quy trình sản xuất, và khả năng phòng ngừa các mối nguy hiểm. |
Tập trung vào việc kiểm tra các hoạt động hàng ngày, các thủ tục, hồ sơ, và các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
|
Nội dung |
|
|
Tần suất |
Thường được thực hiện định kỳ, 6 tháng hoặc 1 năm một lần hoặc khi có thay đổi lớn trong quy trình sản xuất.
|
Thường xuyên, có thể hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm và quy mô của doanh nghiệp. |
Người thực hiện |
Thường là các chuyên gia độc lập hoặc các tổ chức chứng nhận có thẩm quyền. |
Nhân viên trong công ty hoặc bên thứ ba được đào tạo. |
Phân tích kỹ lưỡng toàn bộ quy trình sản xuất của của doanh nghiệp, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm cuối cùng đến tay người tay dùng. Đồng thời, xác định rõ ràng các bộ phận và công đoạn sản xuất nằm trong phạm vi thẩm tra để có cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Để quá trình thẩm tra diễn ra hiệu quả và khách quan, tổ chức cần xây dựng một kế hoạch chi tiết. Kế hoạch này phải bao gồm phạm vi thẩm tra rõ ràng, các tiêu chí đánh giá cụ thể và phương pháp thực hiện phù hợp. Ngoài ra, tổ chức cũng cần xác định rõ các hoạt động thực hiện trong quá trình thẩm tra, thời gian biểu chi tiết và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhằm đảm bảo kế hoạch thẩm tra tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP.
Doanh nghiệp cần tiến hành thu thập tất cả dữ liệu và thông tin cần thiết liên quan đến hệ thống HACCP bao gồm: kế hoạch HACCP, hồ sơ sản xuất, kết quả kiểm tra, báo cáo giám sát, quy trình vệ sinh, và các tài liệu liên quan khác,... để quá trình thực hiện thẩm tra HACCP diễn ra suôn sẻ.
Đoàn thẩm tra sẽ đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp đối với các tiêu chuẩn HACCP. Việc đánh giá sẽ dựa trên các tiêu chí cụ thể như: kiểm tra hồ sơ, tài liệu, quan sát trực tiếp quá trình sản xuất, và phỏng vấn nhân viên. Ngoài ra, khi thực hiện thẩm tra theo tiêu chuẩn HACCP đoàn thẩm tra sẽ tập trung vào việc kiểm tra các điểm kiểm soát tới hạn (CCP), các giới hạn tới hạn, các hoạt động giám sát, và các biện pháp khắc phục khi xảy ra sai lệch của doanh nghiệp.
Đối với mỗi mối nguy tiềm ẩn được phát hiện ở các điểm kiểm soát, doanh nghiệp cần có kế hoạch hành động cụ thể, rõ ràng và thời gian thực hiện chi tiết. Biện pháp khắc phục phải được triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Sau khi thực hiện, cần tiến hành đánh giá để xác định hiệu quả của các biện pháp đã áp dụng, đảm bảo rằng vấn đề đã được giải quyết triệt để.
Báo cáo thẩm tra cuối cùng cần trình bày một cách rõ ràng và chi tiết các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá, bao gồm mục tiêu thực hiện, phạm vi thẩm tra, phương pháp đánh giá, kết quả thu được, kết luận của đoàn thẩm tra và những điểm chưa tuân thủ. Đặc biệt, báo cáo cần trình bày chi tiết các bằng chứng thu thập được trong quá trình thẩm tra để lưu giữ làm bằng chứng.
So sánh kết quả thẩm tra với các mục tiêu và kế hoạch đề ra. Đồng thời xác định điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống HACCP, đưa ra các khuyến nghị cải tiến và kế hoạch hành động cụ thể để khắc phục các vấn đề đã phát hiện.
Để đảm bảo kết quả thẩm tra được truyền đạt một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ các bên liên quan và xây dựng kế hoạch truyền thông chi tiết. Kế hoạch này bao gồm việc chuẩn bị các tài liệu truyền thông phù hợp như báo cáo thẩm tra, thông cáo báo chí và bản tóm tắt. Đồng thời, cần đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quá trình truyền đạt đến tất cả mọi người.
>>> Giải thích về lưu đồ HACCP
Bài viết trên đây của KNA CERT đã cung cấp thông tin chi tiết về quy trình thẩm định thẩm tra HACCP. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin để thực hiện quy trình thẩm tra HACCP hiệu quả. Liên hệ ngay với KNA CERT để được hỗ trợ.