Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng, nhất là trong bối cảnh có nhiều dịch bệnh phát sinh từ việc sử dụng những loại đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh. Xuất phát từ nhu cầu đó mà nhiều bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời và nhanh chóng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Hai trong số đó phải kể tới Tiêu chuẩn Thực phẩm Toàn cầu BRC cùng Tiêu chuẩn Phân tích mối nguy và Kiểm soát tới hạn HACCP. Vậy hai bộ tiêu chuẩn này có điểm gì giống và khác nhau, chúng có mối quan hệ gì hay không, độc giả hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc đó.
Khác biệt giữa ISO 22000 và HACCP là gì ? Nên chọn chứng nhận 1 hay cả 2 ?
Tiêu chuẩn BRC được phát triển vào năm 1998 bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc (BRC) để hỗ trợ các nhà bán lẻ đáp ứng nghĩa vụ pháp lý về an toàn thực phẩm và đảm bảo mức độ bảo vệ người tiêu dùng cao nhất. Mặc dù tiêu chuẩn an toàn thực phẩm BRC bắt đầu ở Vương quốc Anh, nhưng giờ đây nó đã được công nhận là chương trình an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GFSI (Global Food Safety Initiative). Bản sửa đổi mới nhất của tiêu chuẩn này là Tiêu chuẩn toàn cầu BRC về An toàn thực phẩm số 8 được công bố vào tháng 08/2018 và việc đánh giá BRC theo phiên bản mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 02/2019.
BRC là một chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn. Nó cung cấp một khuôn khổ cho các nhà sản xuất thực phẩm để hỗ trợ họ sản xuất thực phẩm an toàn và quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC (Global Standard for Food Safety) quy định các yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng và tiêu chí hoạt động mà các tổ chức sản xuất thực phẩm phải đáp ứng liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng.
HACCP viết tắt từ “Hazard Analysis and Critical Control Point” là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn quy trình sản xuất. Tiêu chuẩn HACCP thuộc hệ thống tiêu chuẩn CODEX – Cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hợp tác ban hành. HACCP là công cụ để đánh giá mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát, trong đó tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn là kiểm tra sản phẩm sau khi hoàn thành.
Hệ thống HACCP nhen nhóm hình thành từ những năm 1960 do nhu cầu sản xuất các loại thực phẩm đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt cho những chuyến du hành vũ trụ của Mỹ. Trong khi đó, tiêu chuẩn BRC do Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc (British Retail Consortium) biên soạn và cho ra mắt phiên bản lần đâu tiên vào năm 1998.
Tiêu chuẩn HACCP tập trung vào phân tích rủi ro và các điểm kiểm soát trọng yếu, tức là tập trung vào những điểm quan trọng trong quy trình sản xuất để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó, tiêu chuẩn BRC là tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu. Tiêu chuẩn BRC có phạm vi rộng hơn tiêu chuẩn HACCP, BRC không chỉ chú trọng tới những điểm trọng yếu mà còn quan tâm cả tới quá trình thực hành sản xuất. Như vậy, HACCP là một thành phần không thể thiếu của BRC.
Căn cứ vào nội dung của tiêu chuẩn BRC, có thể thấy để áp dụng thành công BRC thì doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Trong khi đó, tiêu chuẩn HACCP đề cập rõ ràng tới 7 nguyên tắc:
Cả BRC và HACCP cùng hướng tới các sản phẩm là thực phẩm nên mọi doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều có thể áp dụng 2 bộ tiêu chuẩn này.
Việc áp dụng BRC hoặc HACCP sẽ mang lại một số lợi ích sau cho doanh nghiệp:
Tiêu chuẩn BRC và tiêu chuẩn HACCP có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này được thể hiện rất rõ trong nội dung của tiêu chuẩn BRC. Ngay trong điều khoản 2 về Kế hoạch an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn BRC đã đặt ra yêu cầu triển khai hệ thống HACCP dựa trên nguyên tắc Codex Alimentarius. Cụ thể, BRC yêu cầu doanh nghiệp phải xác định, phân tích, quản lý và đánh giá các nguy cơ đáng kể gây ảnh hưởng tới vấn đề an toàn thực phẩm để có biện pháp kiểm soát.
Theo đó, việc áp dụng hệ thống HACCP có hiệu lực với tất cả các thành viên của hiệp hội BRC và cả những nhà cung cấp thực phẩm cho hiệp hội này. Về mặt sản xuất, BRC đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống HACCP. Do vậy, có thể nói để xây dựng thành công BRC, doanh nghiệp không thể bỏ quan HACCP.
Để được chứng nhận BRC và HACCP xin liên hệ KNA CERT theo số Hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ chuyên nghiệp nhất !
✅⭐ Dịch vụ trọn gói | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Nhận chứng chỉ nhanh | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |