CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế cho các nước đang phát triển

Vừa qua Việt Nam đã tham dự “Hành trình xây dựng năng lực của ISO gắn với tuần họp của Ủy Ban Kỹ thuật chung giữa ISO & IEC về Công nghệ thông tin (ISO/IEC JTC 1)” diễn ra từ ngày 12-18/11/2023. Sự kiện này được tổ chức bởi ISO và Viện Tiêu chuẩn hóa Đức (DIN) tại Béc Lin - Đức.


Hành trình này là hoạt động giữa dự án của DFAT và nằm trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của ISO dành cho các nước đang phát triển 2021-2025. Với nội dung về chương trình đạo tạo trước và sau tuần họp của Ủy ban kỹ thuật ISO/IEC JTC1 về quy trình xây dựng tiêu chuẩn ISO. Đặc biệt là giúp các bên tham gia hiểu rõ hơn về hoạt động của ISO/IEC JTC 1.

Đoàn công tác Việt Nam cùng 2 giảng viên của ISO CBU

Hành trình nhằm hướng tới mục tiêu tăng cường sự tham gia hiệu quả của các nước đang phát triển vào các công việc của ủy ban kỹ thuật đã đạt được những bước quan trọng. Mục tiêu chính là đảm bảo rằng tiếng nói của tất cả các bên đều được lắng nghe và tạo điều kiện để nâng cao khả năng chủ động tham gia vào các công tác kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO), đặc biệt là trong việc xây dựng các tiêu chuẩn công nghệ quan trọng và mới nổi (Critical and Emerging Technology – CET).

Đoàn công tác của Việt Nam, cùng với các đoàn từ 6 nước đang phát triển tại Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, và Thái Lan, đã tích cực tham gia vào khoá đào tạo diễn ra trước lễ khai mạc, cũng như vào phiên họp toàn thể của ủy ban vào ngày 12 tháng 11 kéo dài cả ngày. Cuộc họp Toàn thể đã diễn ra từ ngày 13 đến 17 tháng 11, kéo dài trong suốt 05 ngày, trong đó Việt Nam đã chú trọng vào việc chia sẻ thông tin, ý kiến và nâng cao kỹ năng tham gia trong các công việc kỹ thuật quan trọng và độc đáo của ISO về CET.

Tại khóa đào tạo được tổ chức bởi Bộ phận Xây dựng Năng lực của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO Capacity Building Unit - CBU), các giảng viên đến từ CBU và đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của Chủ tịch Phil Wennblom và Giám đốc Ban (Committee Manager) Lisa Rajchel của JTC1. Họ đã trực tiếp giới thiệu đến các học viên về quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế của ISO, cũng như giới thiệu về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của JTC1 cùng các bộ phận trực thuộc khác. Ngoài ra, họ cũng chia sẻ thông tin về những nội dung chính và lịch trình của cuộc họp toàn thể của JTC1.

Khoá đào tạo diễn ra với sự sôi nổi, kết hợp giữa các hoạt động học, bài tập nhóm và ví dụ cụ thể thực tiễn mô phỏng về quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO). Giảng viên Andrew Dryden, cùng với Trưởng Bộ phận CBU của ISO Francesco Dadaglio, đã truyền đạt kiến thức một cách nhiệt tình, giúp học viên đến từ 7 quốc gia đang phát triển hiểu rõ hơn về ISO, JTC1 và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Theo thống kê của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO), trong 7 ngày làm việc từ ngày 13 đến 17/11/2023, các phiên họp của JTC1 đã có sự tham dự của 177 người (trong đó có khoảng 40 người tham gia trực tuyến). Các thành viên đã xem xét tổng cộng 170 báo cáo từ các nhóm tư vấn (Advisory Group – AG), các tiểu ban kỹ thuật (Sub-committee – SC), các nhóm công tác (Working Group – WG) và các tổ chức tiêu chuẩn hóa của các quốc gia thành viên. Dưới sự điều hành chuyên nghiệp của Chủ tịch Phil Wennblom, tất cả các báo cáo đã được trình bày, thảo luận và đưa ra kết luận đúng theo khung thời gian của cuộc họp toàn thể.

Thông qua sự kiện này, đoàn công tác của Việt Nam đã học được những kiến thức quý báu, thu thập một lượng lớn thông tin hữu ích, tích cực tạo ra các mối quan hệ với các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cũng như với các chuyên gia và đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Sau chuyến công tác, đoàn sẽ tổ chức báo cáo và đề xuất các hoạt động mà Việt Nam có thể đóng góp cho Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO). Họ sẽ đưa ra ý tưởng và dự án nhằm nâng cao khả năng tham gia tích cực và chủ động của Việt Nam trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, họ cũng sẽ đề xuất các ý kiến và dự án để nâng cao năng lực quốc gia về chuẩn hóa, đóng góp vào chiến lược quốc gia về tiêu chuẩn hóa và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với sự hiểu biết sâu sắc về những thế mạnh và cơ hội mà Việt Nam đang sở hữu trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển, Công ty TNHH Chứng Nhận KNA là đối tác đáng tin cậy, sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo và tư vấn về các hệ thống tiêu chuẩn ISO. Chúng tôi cam kết hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển, mang lại giá trị gia tăng cho sự thành công và bền vững của họ.

KNACERT cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn ISO với CAM KẾT: Khách quan & trung thực; Tận tâm & trách nhiệm; Chỉ phí hợp lý; Chứng chỉ ISO hợp pháp, được công nhận và thừa nhận quốc tế; Đội ngũ chuyên gia hàng đầu.

Khách hàng tiêu biểu đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

  • Công ty TNHH Kỹ thuật Điện tử TONLY Việt Nam (Đào tạo nhận thức RBA)
  • Công ty TNHH Công nghệ Truyền thông ANXUN (Chứng nhận ISO 14001 & 9001 do KNA cấp chứng chỉ, Tư vấn BSCI) - Cũng trong Viễn thông
  • Công ty TNHH MTV Misawa Engineering Việt Nam (chứng nhận ISO 9001 & 14001, KNA cấp chứng chỉ)
  • Công ty TNHH Apple Việt Nam Apo (ATLĐ nhóm 4)
  • Công ty TNHH Luxshare-ICT (Việt Nam) (Tư vấn C-TPAT, Đào tạo đánh giá nội bộ và đánh giá rủi ro SA8000)
  • Công ty TNHH Công nghệ cao Hài Hòa (Đào tạo ISO 9001 & ISO27001) - trùng Viễn thông
  • Công ty TNHH Dongjin Global (Tư vấn EcoVadis)
  • Công ty TNHH Key Tronic Viet Nam (Tư vấn C-TPAT) - trùng Y tế
  • Công ty TNHH Competition Team Technology (Việt Nam) (Tư vấn Sedex-SMETA 2 Pillar)
  • Công ty Cổ phần Công nghệ Nước uống Tính khiết Việt Nam (Samin)

Để biết thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ qua Hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com.

Chia sẻ

Tin liên quan