Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Chứng chỉ ISO 9001 là một chứng chỉ khó để giành được và cũng khó để duy trì vì khả năng triển khai hệ thống quản lý chất lượng có thể bị thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, chứng chỉ ISO 9001 sẽ chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy thời gian hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là bao lâu? Có những mốc thời gian nào cần lưu ý trong thời gian đó? Bài viết dưới đây của KNA Cert sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
ISO 9001 là một tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu, nêu rõ các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Đây là một khung làm việc thiết yếu, thúc đẩy các tổ chức hướng tới sự xuất sắc bằng cách tập trung vào sự hài lòng của khách hàng, hiệu quả quy trình và cải tiến liên tục.
ISO 9001 không chỉ hướng tới việc tuân thủ các kỳ vọng của khách hàng, các yêu cầu pháp lý và quy định, mà còn thúc đẩy văn hóa chất lượng chủ động bao trùm mọi khía cạnh trong hoạt động của một tổ chức.
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống để quản lý và cải thiện các quy trình làm việc. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng một tổ chức có thể liên tục đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của họ. QMS là then chốt trong việc dẫn dắt các công ty hướng tới sự hiệu quả công việc cao, dựa trên chu trình Plan-Do-Check-Act (PDCA), quản lý rủi ro…
Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong 03 (ba) năm kể từ ngày được cấp. Trong suốt thời gian này, tổ chức cần thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng để duy trì và đảm bảo tính hợp lệ của chứng chỉ.
Mỗi năm, tổ chức được chứng nhận phải trải qua ít nhất một cuộc đánh giá giám sát được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận ISO 9001. Các cuộc đánh giá này được triển khai nhằm đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức vẫn tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 và các cải tiến cần thiết đang được thực hiện.
Sau ba năm, tổ chức cần thực hiện một cuộc đánh giá tái chứng nhận để tiếp tục duy trì chứng chỉ ISO 9001. Cuộc đánh giá này tương đương với cuộc đánh giá ban đầu, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo rằng nó vẫn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.
Quá trình đạt được chứng chỉ ISO 9001 là một quá trình khó thực hiện và việc duy trì chứng chỉ ISO 9001 mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức
Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng cho thấy tổ chức cam kết với chất lượng và liên tục cải tiến. Việc doanh nghiệp tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng tốt khẳng định được năng lực của doanh nghiệp. Từ đó, sự uy tín và độ tin cậy của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác và các bên liên quan cũng sẽ ngày càng được nâng cao.
Việc thực hiện các cuộc đánh giá giám sát hàng năm và tái chứng nhận sau ba năm giúp tổ chức duy trì một quy trình cải tiến liên tục. Điều này không chỉ đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn mà còn giúp tổ chức phát hiện và khắc phục vấn đề kịp thời, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Khi doanh nghiệp tiếp tục duy trì được chứng chỉ sau thời gian áp dụng ISO 9001:2015, khách hàng sẽ cảm thấy được doanh nghiệp trân trọng, doanh nghiệp vẫn luôn hướng tới mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm. Từ đó, sự hài lòng của khách hàng được nâng cao, sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp cũng sẽ được củng cố.
Bên cạnh những lợi ích được nêu trên, hiệu quả công việc của doanh nghiệp cũng luôn được duy trì tốt do thực hiện theo những yêu cầu của ISO 9001 và còn có rất nhiều lợi ích khác bên cạnh.
Duy trì chứng chỉ ISO 9001 đòi hỏi sự cam kết liên tục và một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để đảm bảo việc duy trì chứng chỉ này một cách hiệu quả:
Ban lãnh đạo cần thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Ban lãnh đạo cần đưa ra những chỉ đạo cụ thể về mục tiêu chất lượng và định hướng chiến lược. Bên cạnh đó, những quản lý cấp cao cũng cần cung cấp đầy đủ tài nguyên, bao gồm nhân lực, tài chính và trang thiết bị cần thiết để duy trì QMS.
Doanh nghiệp nên không ngừng cung cấp các khóa đào tạo thường xuyên để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho nhân viên. Từ đó, nhân viên sẽ có thể hiểu rõ vai trò của họ trong việc duy trì chất lượng và thúc đẩy sự cam kết của họ khi thực hiện các tiêu chuẩn ISO 9001.
Đánh giá nội bộ là hoạt động quan trọng để kiểm tra và xác nhận tính hiệu quả của hệ thống QMS. Doanh nghiệp cần thiết lập một kế hoạch đánh giá nội bộ định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần. Và người đánh giá nội bộ nên là những người đánh giá có trình độ và không có xung đột lợi ích để đảm bảo tính khách quan.
Doanh nghiệp cũng cần đánh giá rủi ro và cơ hội liên tục nhằm xác định các rủi ro tiềm tàng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nhận diện và tận dụng các cơ hội để cải tiến và phát triển hệ thống QMS.
Cải tiến liên tục là yếu tố tất yếu cần thực hiện nếu doanh nghiệp muốn duy trì hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, doanh nghiệp có thể tận dụng được những công nghệ tân tiến để tối đa hóa thời gian làm việc, giảm độ phức tạp của những quy trình làm việc và cũng gia tăng hiệu quả công việc hơn. Ngoài ra, tận dụng công nghệ hiệu quả để theo dõi hệ thống quản lý chất lượng cũng sẽ giúp người đánh giá dễ phát hiện ra những vấn đề yếu kém cần xử lý.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 . Hy vọng rằng với những gợi ý trong bài, bạn sẽ có thêm ý tưởng để duy trì chứng chỉ ISO 9001 hiệu quả. Nếu quý doanh nghiệp đang quan tâm tới dịch vụ chứng nhận ISO 9001, xin vui lòng liên hệ với KNA Cert để được hỗ trợ.