CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Tiêu chuẩn Halal là gì?

Tôn giáo mà bạn lựa chọn sẽ có tác động rất lớn đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của bạn. Từ cách bạn cư xử, đến cuộc sống và cả thực phẩm mà bạn ăn. Trong bài viết này hãy cùng KNA CERT tìm hiểu Tiêu chuẩn Halal là gì?


Tiêu chuẩn halal


HALAL LÀ GÌ?

"Halal" là một từ tiếng Ả Rập có nghĩa đơn giản là “hợp pháp” hoặc “được phép”, nhưng thường đề cập đến những gì được cho phép theo luật Hồi giáo. Nó trái ngược với "Haram", có nghĩa là “bất hợp pháp” hoặc “bị cấm”.

TIÊU CHUẨN HALAL LÀ GÌ?

Khi nói đến đồ ăn thức uống, "Halal" tương tự như khái niệm "Kosher" trong Do Thái giáo. Tiêu chuẩn Halal là tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu cho thực phẩm theo quy định của Hồi giáo.


THỰC PHẨM HALAL LÀ GÌ?

Dưới đây là bảng liệt kê những thực phẩm Halal và những thực phẩm là Haram:

Thực phẩm Halal (Thực phẩm được phép)

Thực phẩm Haram (Thực phẩm không được phép)

Sản phẩm ngũ cốc

✓ Cơm

✗ Bất kỳ sản phẩm ngũ cốc nào được chế biến với các thành phần Haram như rượu, mỡ động vật, mỡ lợn hoặc chiết xuất vani nguyên chất và nhân tạo

✓ Mì ống

✓ Bất kỳ sản phẩm ngũ cốc nào, chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc ăn sáng hoặc bánh nướng được

Rau củ và trái cây

✓ Tất cả các loại rau và trái cây: sống, sấy khô, đông lạnh hoặc đóng

✗ Bất kỳ loại rau và trái cây nào được chế biến bằng rượu, mỡ động vật, thịt xông khói, gelatin, mỡ lợn hoặc một số loại bơ thực vật có chứa Monoglyceride hoặc Diglyceride từ nguồn động vật

hộp. 

✓ Tất cả các loại rau và trái cây được nấu chín hoặc phục vụ với

Sữa và các sản phẩm từ sữa

✓ Sữa

✗ Món tráng miệng pho mai, sữa chua, kem, đậu phụ đông lạnh được làm bằng rennet động vật, gelatin, lipase, pepsin, chiết xuất vani nguyên chất hoặc nhân tạo hoặc váng sữa

✓ Sữa chua, pho mai và kem được làm từ vi khuẩn hoặc enzym vi sinh vật, ví dụ như rennet vi sinh vật

Thịt và các lựa chọn thay thế

✓ Thịt và gia cầm giết mổ theo luật ăn kiêng Hồi giáo (Zabihah)

✗ Thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, ví dụ như thịt xông khói, thịt nguội, dăm bông và lạp xưởng

✓ Hải sản

✗ Thịt và gia cầm không được giết mổ theo luật ăn kiêng của đạo Hồi  Đậu đóng hộp, đậu Hà Lan và đậu lăng có chứa thịt lợn 

✓ Các loại hạt

✗ Bất kỳ món thịt và món ăn thay thế thịt nào được chế biến bằng rượu, các sản phẩm từ thịt lợn hoặc thịt động vật

✓ Đậu phụ

✗ Thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, ví dụ như thịt xông khói, thịt nguội, dăm bông và lạp xưởng

✓ Đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng

✓ Trứng

✓ Bơ đậu phộng

✓ Thịt nguội Halal

Khác

✓ Đồ uống: đồ uống có ga, nước ép trái cây, punch, cocktail, trà và cà phê

✗ Đồ uống: bia, rượu, rượu mùi

✓ Chất béo và dầu: bơ, bơ thực vật, sốt mayonnaise, dầu thực vật và một số loại nước xốt salad

✗ Mỡ và dầu: mỡ động vật, mỡ lợn

✓ Phụ liệu: tương ớt, nước cốt dừa, mứt, đồ chua, gia vị

✗ Các loại khác: sôcôla/kẹo làm bằng rượu hoặc chiết xuất vani nguyên chất hoặc nhân tạo

✓ Các món tráng miệng chỉ làm từ agar và/hoặc carrageenan

✗ Món tráng miệng làm từ gelatin

✓ Chất tạo ngọt: mật ong, đường, si-rô, rượu sô-cô-la (si-rô hạt ca cao rang xay)

✗ Chất tạo ngọt: rượu chocolate (làm từ cồn)

Thực phẩm kết hợp

✓ Món khai vị chính: bất kỳ thịt Zabihah hoặc món ăn thay thế nào, bánh pizza, mì ống hoặc cơm được chế biến không có thực phẩm và nguyên liệu Haram

✗ Món khai vị chính: bất kỳ món ăn kết hợp nào được chế biến từ thực phẩm và nguyên liệu Haram

✓ Súp/nước sốt: bất kỳ món nào được làm không có thực phẩm và nguyên liệu Haram

✗ Súp/nước sốt: bất kỳ món nào được chế biến từ thực phẩm và nguyên liệu Haram

✓ Món tráng miệng và đồ ngọt: bất kỳ loại nào không có cồn, hoặc không có chiết xuất vani nguyên chất hoặc nhân tạo hoặc bất kỳ thành phần Haram nào khác

✗ Món tráng miệng và đồ ngọt: bất kỳ món nào được chế biến bằng cồn, chiết xuất vani nguyên chất hoặc nhân tạo hoặc bất kỳ thành phần Haram nào khác


PHÂN LOẠI TIÊU CHUẨN HALAL THEO CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN

  1. Tiêu chuẩn Halal JAKIM
  • Đối tượng: Tất cả các loại sản phẩm như: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ... đều chứng nhận được.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước, ngoại trừ: Indonesia và GCC.
  • Thời hạn hiệu lực: 01 năm
  1. Tiêu chuẩn Halal GCC
  • Đối tượng: Chỉ đánh giá cho sản phẩm thực phẩm
  • Phạm vi xuất khẩu: Chương trình đánh giá và chứng chỉ này chỉ áp dụng hiệu lực cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)
  • Phạm vi xuất khẩu: Sau khi đánh giá chứng nhận thành công, công ty được cấp 03 bản chứng chỉ hiệu lực 3 năm
  1. Tiêu chuẩn Halal MUI
  • Đối tượng: Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước, ngoại trừ: Malaysia và GCC.
  • Thời hạn hiệu lực: 01 năm

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc để thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa.

tiêu chuẩn halal


CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ CHỨNG NHẬN HALAL / CHỨNG NHẬN HALAL DỰA TRÊN CƠ SỞ NÀO?

Tiêu chuẩn được sử dụng làm chuẩn mực để đánh giá Chứng nhận Halal cho sản phẩm là:

  • Tiêu chuẩn Halal MS 1500:2019 (phiên bản cũ là MS 1500 2009) của Cục tiêu chuẩn Malaysia
  • Các hướng dẫn của Majelis Ulama Indonesia (MUI) – Indonesia
  • Tiêu chuẩn UAE.S 2055 –1:2015 của Cơ quan tiêu chuẩn và đo
  • lường của các Tiểu vương quốc Ả Rập
  • Các hướng dẫn thích hợp của các tổ chức quốc tế khác.

LỢI ÍCH KHI ĐẠT CHỨNG NHẬN HALAL

  • Chứng nhận Halal đáp ứng yêu cầu khi xuất khẩu vào các quốc gia Hồi Giáo và phù hợp với nhu cầu của khách hàng Hồi giáo.
  • Sản phẩm được chứng nhận Halal được người Hồi Giáo tin tưởng mua, sử dụng mà không phải do dự.
  • Tạo lòng tin cho người tiêu dùng, được người tiêu dùng khắp nới trên thế giới lựa chọn vì đáp ứng cả các yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Chứng nhận Halal của nguyên liệu là phương pháp chứng minh đơn giản và tin cậy và tiết kiệm thời nhất cho việc xem nhãn nguyên liệu đặc biệt là các nguyên liệu có nguồn gốc động vật.
  • Chứng nhận Halal giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm Halal trên thế giới.
  • Sở hữu chứng nhận Halal thuận lợi hơn trong việc marketing, chào hàng và tiếp cận thị trường Hồi giáo với 1,8 tỷ người (chiếm 24 dân số thế giới)

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ ÁP DỤNG HALAL?

"Theo bạn, nếu muốn áp dụng Halal doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?" là câu hỏi được nhiều người quan tâm, dưới đây là một vài gợi ý:

  • Chỉ sử dụng Nguyên liệu – Phụ gia – Hóa chất không bị cấm theo luật Hồi Giáo
  • Đăng kí địa điểm sản xuất
  • Không sản xuất sản phẩm Halal và sản phẩm Haram trên chung 1 dây chuyền sản xuất
  • Thiết kế bao bì, dấu hiệu, biểu tượng, logo, tên sản phẩm không sử dụng các hình ảnh minh họa là Haram hoặc hình ảnh dẫn đến hiểu nhầm/ đi ngược lại với nguyên tắc của luật Hồi Giáo.
  • Đảm bảo các nhân sự có liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm Halal phải được đào tạo đầy đủ về tiêu chuẩn Halal
  • Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát Halal trong toàn bộ các hoạt động sản xuất Halal
  • Kiểm nghiệm mẫu sản phẩm cần chứng nhận

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đây là một vài thông tin về tiêu chuẩn Halal, nếu có nhu cầu chứng nhận Halal cho các sản phẩm của mình, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan