Doanh nghiệp làm ISO 22000 có cần làm HACCP không?
ISO 22000 và HACCP đều là hai tiêu chuẩn thực phẩm nổi tiếng. Vậy nếu doanh nghiệp làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu qua bài viế...
Kể từ sau khi ban hành lần đầu vào năm 1999, OHSAS 18001 đã được công nhận rộng rãi trở thành hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & SMS). Qua 19 năm sau, bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đã được xây dựng để thay thế cho OHSAS 18001.
>>> Nhiều đơn vị Việt Nam đạt chứng nhận ISO 45001:2018
Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng bởi Ủy ban Dự án ISO, Hiện nay bản ISO 45001:2018 đã có hiệu lực và được công bố từ tháng 3 năm 2018. Có thể nhận thấy một số điểm khác biệt rõ ràng giữa ISO 45001 và OHSAS 18001.
Sự khác biệt đầu tiên có thể kể ra là cấu trúc giữa hai bộ tiêu chuẩn. Khác với OHSAS 18001 thì ISO 45001 dựa trên Hướng dẫn ISO 83 ("Phụ lục SL") định nghĩa cấu trúc, văn bản, các thuật ngữ phổ biến chung và các định nghĩa cho các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, vv. Cấu trúc này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện và việc tích hợp với một số hệ thống quản lý khác theo cách thức hài hoà, có cấu trúc và hiệu quả. Cấu trúc như sau:
ISO 45001 thường được tập trung nhiều hơn vào bối cảnh của tổ chức. Với bộ tiêu chuẩn ISO 45001 thì các tổ chức sẽ cần phải được cân nhắc hơn vào các vấn đề về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cũng như xem xét những gì mà xã hội mong đợi ở Doanh Nghiệp của họ đối với các vấn đề trên.
Một số tổ chức sử dụng OHSAS 18001 và ủy thác trách nhiệm giám sát sức khoẻ và an toàn lao động cho người quản lý an toàn hơn là tích hợp hệ thống vào hoạt động của tổ chức. ISO 45001 đòi hỏi sự kết hợp các khía cạnh về sức khoẻ và an toàn trong hệ thống quản lý tổng thể của tổ chức, do đó người quản lý cấp cao có vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn đối với hệ thống quản lý OH & S.
Các khái niệm có sự thay đổi ở ISO 45001 có thể kể đến như rửi ro, người lao động và nơi làm việc. Ngoài ra còn có các định nghĩa mới về các thuật ngữ như: giám sát, đo lường, hiệu quả, hiệu năng và quá trình OH & S.
Các thuật ngữ "tài liệu" và "hồ sơ" đã được thay bằng thuật ngữ "thông tin ghi chép dưới dạng văn bản" trong ISO 45001. Tiêu chuẩn cũng nêu rõ rằng các thông tin phải được duy trì ở mức cần thiết để có thể tự tin rằng các quy trình đã được thực hiện theo kế hoạch.
Mặc dù có những thay đổi giữa hai tiêu chuẩn này, nhưng mục đích chung của ISO 45001 vẫn giữ nguyên như OHSAS 18001, nhằm giảm rủi ro và đảm bảo sự an toàn và phúc lợi của tất cả mọi người tham gia vào các hoạt động của một tổ chức.
Để được tư vấn đào tạo ISO 45001:2018 xin liên hệ theo số Hotline: 093.2211.786 để được tư vấn chuyên nghiệp nhất.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về chứng nhận ISO 45001:2018 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 45001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây. |
✅⭐ Dịch vụ trọn gói | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |