CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Bài toán giúp tăng năng suất ngành dệt may trong cách mạng 4.0

Để phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trong giai đoạn 4.0 thì các Doanh Nghiệp dệt may cần phải có những chính sách và phương hướng hoạt động mới, hiệu quả từ con người cho đến may móc để bắt kịp với cuộc cách mạng lớn này.


Cơ hội vàng cho ngành dệt may

Ông Lê Tiến Trường Tổng giáo đốc tập đoàn Dệt May Việt nam Vinatex cho biết cuộc cách mạng 4.0 ngày nay đã tạo ra những cơ hội mới cho ngành dệt may Việt tuy nhiên cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho các Doanh Nghiệp làm trong lĩnh vực này.

Ông Trường cho biết “Từ trước đến nay, các quốc gia đang phát triển, quốc gia có đông lực lượng lao động đều coi các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản là những ngành để tạo việc làm nhưng cũng luôn luôn cho rằng đây là những ngành tạo ra giá trị thấp, thu nhập thấp. Nhưng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu được áp dụng một cách sâu rộng, nhanh chóng thì năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh...”.

ngành dệt may trong cách mạng 4.0

 Ngành Dệt may Việt Nam đang chịu những tác động không nhỏ từ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 

Cũng theo ông trường thì ngành dệt may chiếm đến 3 triệu lao động chưa kể đến hoạt động phụ trợ thì còn lên đến 5 triệu người. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến nhiều lợi ích tuy nhiên cũng đặt ra bài toán khó cho hướng đi của ngành dệt may. Tác động lâu dài sẽ khiến dôi dư lực lượng lao động giản đơn và gia tăng lao động có chất lượng cao. Thực tế nước ta thì 84,4% lao động phổ thông trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%.

Một thách thức nữa đặt ra chính là sự dịch chuyển đơn hàng giá trị thấp về các nước kém phát triển hơn vì tiền lương cho người lao động tại đó thấp. Mặt khác, khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì thách thức các doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là xu hướng fast fashion (thời trang ăn liền hay thời trang nhanh) sản xuất trong thời gian cực ngắn.

Bùng nổ năng suất ngành dệt may trong năm 2020

Trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và các nước áp dụng máy móc hiện đại thì năng suất ngành dệt may hứa hẹn sẽ bùng nổ. Đón đầu cuộc cách mạng Công nghiệp này thì nhiều Doanh Nghiệp đã chủ động đi trước đón đầu có thể kể đến như Công ty Đức Giang, Tổng công ty cổ phần May 10, Tổng công ty May Bè – CTCP…

Công ty cổ phần May 10 là một ví dụ cụ thể. Nhờ áp dụng máy móc mà sản phẩm sản xuất ra đã giảm từ 1980 xuống còn 690 giây/ sản phẩm. Mỗi công nhân hiện đã điều khiển một lúc 2 máy và năng xuất lao động đã tăng lên đến 52% so với trước. Đồng thời tỷ lệ hàng lỗi cũng giảm xuống 8% và tăng thu nhập 10% cho công nhân làm việc.

Để có thể bắt kịp được xu hướng chung của thị trường thì theo ông Trường cho biết doanh nghiệp dệt may cần chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống cũ sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm.

Bài toán cho việc phát triển ngành dệt may

Để có được bước đà nhảy vọt trong nhiều năm tới bắt kịp thời đại 4.0 thì các Doanh Nghiệp cần phải phát triển đầu tư công nghệ và thay đổi tư duy truyền thống. Với việc tự động hóa bằng máy móc thì năng suất sẽ trở thành cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như bình thường.

Theo ông Lê Tiến Trường đánh giá thì 3 lĩnh vực chính trong ngành dệt may bao gồm có Sợi – Dệt nhuộm – May thì trong đó ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa cũng như áp dụng công nghệ cao giúp thu hẹp khoảng cách chi phí về lao động 1 sản phẩm giữa các quốc gia đang phát triển.

Bên cạnh đó một khi đã tham gia vào sân chơi chung thì các Doanh Nghiệp cũng cần tuân thủ luật chơi của khách hàng, đối tác các nước bạn hàng. Một trong số đó chính là tham gia áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn về nhãn hàng may mặc và trách nhiệm xã hội vv. Ngành dệt may đặc thù có khá nhiều tiêu chuẩn điển hình các nước đang tham gia áp dụng như BSCI, WRAP về Trách Nhiệm Xã Hội, tiêu chuẩn nhãn hàng như PVH, Nike, GRS, RCS vv. Để có thể nhận được sự tin tưởng của phía đối tác, bạn hàng thì đòi hỏi quy trình sản xuất cần phải đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường.

Chia sẻ

Tin liên quan