Nội dung bài tập về HACCP mới nhất
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là một hệ thống quan trọng giúp đảm bảo an toàn thực phẩm. Để nắm vững kiến thức và ứng dụng hệ thống này, v...
Trong bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được đề cao, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết.Từ khi ra đời, trải qua quá trình chỉnh sửa và thay đổi, phiên bản ISO 22000 mới nhất được ban hành với tên gọi là ISO 22000:2018. Trong bài viết này, KNA CERT sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu về các phiên bản của ISO 22000 và sự khác nhau của ISO 22000 phiên bản 2018 với bản 2005.
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS - Food Safety Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) ban hành. Tiêu chuẩn này cung cấp khung quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ sản xuất, chế biến, lưu trữ cho đến phân phối. Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm khi áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000 sẽ được đánh giá là có hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả, đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng và các bên liên quan.
ISO 22000 đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng và các công ty thực phẩm. Bởi lẽ nó cung cấp các nguyên tắc, yêu cầu cho một hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể quản lý và kiểm soát hiệu quả các vấn đề liên quan tới chất lượng và an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất đến cung cấp các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, bán lẻ, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ liên quan khác.
Kể từ khi ra đời, các tiêu chuẩn của tổ chức ISO luôn được xem xét và cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của thị trường. ISO 22000 cũng không ngoại lệ, với hai phiên bản đã được phát hành: ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018. Phiên bản mới nhất mang đến nhiều cải tiến đáng kể. Dưới đây là thông tin chi tiết về các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000.
ISO 22000 phiên bản 2005
Phiên bản đầu tiên của ISO 22000 là ISO 22000:2005 được ban hành vào ngày 01/09/2005. Tiêu chuẩn này được nghiên cứu trong thời gian dài với mục đích thiết lập các quy định, yêu cầu về việc quản lý an toàn của thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh. ISO 22000:2015 ra đời cũng nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đảm bảo các hoạt động kinh doanh phù hợp với xu hướng thực phẩm toàn cầu. ISO 22000 phiên bản 2005 được tích hợp GMP (Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất tốt) với cấu trúc 8 điều khoản xoay quanh 4 yếu tố chính là: trao đổi thông tin, quản lý hệ thống, các chương trình tiên quyết và các nguyên tắc của HACCP. ISO 22000:2005 ra đời tạo điều kiện đơn giản hóa từng bước triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp lúc bấy giờ.
Vào năm 2018, ISO 22000 đã đưa ra bản sửa đổi mới để phù hợp hơn với ngành công nghiệp thực phẩm thay đổi liên tục. Tiêu chuẩn này ra mắt một phần cũng để phù hợp hơn với những tiến bộ khoa học và yêu cầu ngày càng gắt gao của người tiêu dùng. Tổ chức ISO đã cập nhật và cho ra mắt phiên bản ISO 22000 mới nhất đó là ISO 22000:2018 vào ngày 19/06/2018 với nhiều điểm cải tiến so với phiên bản cũ.
Việc sửa đổi và điều chỉnh tiêu chuẩn này có tác dụng giải quyết những thách thức mới về an toàn thực phẩm mà chuỗi thực phẩm hiện nay đang phải đối mặt. ISO 22000 phiên bản 2018 được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao (HLS - High Level Structure) với 10 điều khoản, đồng thời áp dụng các phương pháp tiếp cận rủi ro để dự phòng quản lý các vấn đề trong sản xuất, kinh doanh.
Hiện tại ISO 22000 phiên bản mới nhất chính là bản năm 2018, các nội dung và yêu cầu trong bản này đã được cập nhật phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, tiêu chuẩn ISO 22000 vẫn sẽ được cập nhật thường xuyên và có thể sẽ sửa đổi tiếp để phù hợp hơn với từng thời kỳ phát triển.
ISO 22000:2018 |
ISO 22000:2005 |
4. Bối cảnh của tổ chức |
4. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức |
Chưa đề cập đến |
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm |
Chưa đề cập đến |
4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
4.1 Quy định chung |
4.4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu |
5. Sự lãnh đạo |
5. Trách nhiệm của lãnh đạo |
5.1 Sự lãnh đạo và cam kết |
5.1 Cam kết của lãnh đạo (Không có phần Sự lãnh đạo) |
5.2 Chính sách 5.2.1 Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm 5.2.2 Truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm 5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức |
5.2 Chính sách an toàn thực phẩm |
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức |
5.3 Lập kế hoạch hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
|
5.4 Trách nhiệm và quyền hạn |
5.5 Trưởng nhóm an toàn thực phẩm |
|
5.6 Trao đổi thông tin |
|
5.7 Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp |
|
5.8 Xem xét của lãnh đạo |
|
6. Hoạch định |
|
6.1 Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội |
Chưa đề cập đến |
6.2 Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu |
Chưa đề cập đến |
6.3 Hoạch định các thay đổi |
Chưa đề cập đến |
|
|
7.Hỗ trợ |
6. Quản lý nguồn lực |
7.1 Nguồn lực 7.1.1 Yêu cầu chung 7.1.2 Nhân sự 7.1.3 Cơ sở hạ tầng 7.1.4 Môi trường làm việc 7.1.5 Các yếu tố được phát triển bên ngoài hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 7.1.6 Kiểm soát quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ do bên ngoài cung cấp |
6.1 Cung cấp nguồn lực
Chưa đề cập đến
Chưa đề cập đến |
7.2 Năng lực |
6.2 Nguồn nhân lực |
7.3 Nhận thức |
6.3 Cơ sở hạ tầng |
7.4 Trao đổi thông tin 7.4.1 Yêu cầu chung 7.4.2 Trao đổi thông tin với bên ngoài 7.4.3 Trao đổi thông tin nội bộ |
6.4 Môi trường làm việc |
|
|
|
|
|
|
7.5 Thông tin dạng văn bản 7.5.1 Yêu cầu chung 7.5.2 Tạo lập và cập nhật 7.5.3 Kiểm soát thông tin dạng văn bản |
|
8. Thực hiện |
7. Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn |
8.1 Hoạch định và kiểm soát thực hiện |
7.1 Quy định chung |
8.2 Các chương trình tiên quyết (PRPs) |
7.2 Các chương trình tiên quyết (PRPs) |
8.3 Hệ thống truy xuất nguồn gốc |
7.3 Các bước ban đầu để phân tích mối nguy hại |
8.4 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp |
7. 4 Phân tích mối nguy hại |
8.5 Kiểm soát mối nguy 8.5.1 Các bước ban đầu để phân tích mối nguy 8.5.2 Phân tích mối nguy 8.5.3 Xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát 8.5.4 Kế hoạch kiểm soát mối nguy (Kế hoạch HACCP/OPRP) |
7.5 Thiết lập các chương trình hoạt động tiên quyết |
|
|
8.6 Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy |
7.6 Thiết lập kế hoạch HACCP |
8.7 Kiểm soát việc giám sát và đo lường |
7.7 Cập nhật thông tin và tài liệu ban đầu quy định các chương trình tiên quyết và kế hoạch HACCP |
8.8 Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy 8.8.1 Thẩm tra 8.8.2 Phân tích kết quả của hoạch động thẩm tra |
7.8 Kế hoạch kiểm tra xác nhận |
|
|
|
|
8.9 Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình 8.9.1 Yêu cầu chung 8.9.2 Sự khắc phục 8.9.3 Hành động khắc phục 8.9.4 Xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn 8.9.5 Thu hồi/ Triệu hồi |
|
7.9 Hệ thống xác định nguồn gốc |
|
7.10 Kiểm soát sự không phù hợp |
|
|
|
9. Đánh giá kết quả thực hiện |
8. Xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
9.1 Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá 9.1.1 Yêu cầu chung 9.1.2 Phân tích và đánh giá |
8.1 Quy định chung |
9.2 Đánh giá nội bộ |
8.2 Xác nhận giá trị sử dụng của tổ hợp biện pháp kiểm soát |
9.3 Xem xét của lãnh đạo 9.3.1 Yêu cầu chung 9.3.2 Đầu vào xem xét của lãnh đạo 9.3.3 Đầu ra xem xét của lãnh đạo |
8.3 Kiểm soát việc theo dõi và đo lường |
8.4 Kiểm tra xác nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
|
8.5 Cải tiến |
|
|
|
10. Cải tiến |
|
10.1 Sự không phù hợp và hành động khắc phục |
Chưa đề cập đến |
10.2 Cải tiến liên tục |
|
10.3 Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
|
Bảng so sánh cho thấy nội dung cụ thể hơn và những cải tiến lớn của ISO 22000:2018 so với ISO 22000:2005 về bối cảnh của tổ chức, sự lãnh đạo, hoạch định, nội dung các chương trình tiên quyết, rõ ràng hơn về việc đánh giá kết quả thực hiện và cải tiến.
Hy vọng bài viết này của KNA CERT đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp về các phiên bản của chứng nhận ISO 22000 và sự khác nhau giữa ISO 22000 phiên bản 2018 với bản 2005. Nếu quý doanh nghiệp đang có thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ với KNA CERT theo thông tin địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất: