Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Chứng nhận hợp quy là quá trình đánh giá hàng hóa có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay không. Có rất nhiều phương thức khác nhau trong chứng nhận hợp quy. Trong đó, phương thức đánh giá thứ 5 là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Phương thức 5 là một trong 8 phương thức của chứng nhận hợp quy. Đây là hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá xem một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chí tương ứng hay không. Theo đó, một mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất hoặc mẫu hàng hóa điển hình trên thị trường sẽ được lựa chọn để thử nghiệm. Quá trình này đi cùng với các kiểm tra trực tiếp nhà xưởng và quá trình sản xuất thực tế của doanh nghiệp
Tất cả các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ liên quan đến sức khỏe con người và môi trường sống đều có thể áp dụng phương thức 5. Nhất là các sản phẩm thuộc nhóm có khả năng gây hại hoặc tồn tại nguy cơ mất ổn định trong sản xuất, lưu thông trên thị trường. Đặc biệt, phương thức 5 là phương thức chuyên dùng cho các hàng hóa được sản xuất trong nước. Các hàng hóa sản xuất ở nước ngoài nếu muốn áp dụng phương thức 5 thì phải đảm bảo điều kiện xây dựng hệ thống ISO 9001 hoàn chỉnh và duy trì ổn định hệ thống này trong sản xuất.
Nguyên tắc của chứng nhận hợp quy khi áp dụng phương thức 5 là gì?
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THEO PHƯƠNG THỨC 5
Bước 1: Chọn mẫu
Mẫu được chọn phải mang tính đại diện cho một loại hàng hóa cụ thể và phải đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu, thiết kế và trải qua điều kiện sản xuất giống như các sản phẩm khác của loại hàng hóa đó. Cũng cần lấy đủ số lượng mẫu để phục vụ quá trình thử nghiệm và lưu trữ. Nếu lấy mẫu không tốt thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả đánh giá.
Bước 2: Kiểm tra mẫu thử nghiệm
Mẫu được chọn sẽ được chuyển tới phòng thử nghiệm được công nhận và chỉ định. Tức là các nơi tiến hành kiểm nghiệm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm. Các sản phẩm khác nhau về đặc tính sẽ có quy định kỹ thuật khác nhau. Quá trình thử nghiệm sẽ tiến hành theo các phương pháp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Bước 3: Đánh giá quá trình sản xuất
Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cho hệ thống quản lý chất lượng của mình thì có thể bỏ qua bước này
Bước 4: Thẩm định kết quả đánh giá
So sánh các chỉ tiêu và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với kết quả kiểm nghiệm mẫu, và kết quả đánh giá nơi sản xuất để đo lường mức độ phù hợp và tuân thủ.
Bước 5: Thông báo kết luận chính thức
Nếu mẫu sản phẩm đảm bảo tất cả các tiêu chú thực nghiệm, đảm bảo các thông số kỹ thuật và quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ theo quy định thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽ được công bố hợp quy.
Bước 6: Giám sát và duy trì
Được cấp giấy chứng nhận chưa phải là kết thúc của quá trình hợp quy. Các sản phẩm, hàng hóa dù đã được cấp chứng nhận nhưng vẫn phải thực hiện đánh giá, giám sát định kỳ tối thiểu 12 tháng/lần.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 có thời hạn 3 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp. Trong thời gian giấy chứng nhận có hiệu lực, sản phẩm vẫn phải trải qua các cuộc đánh giá định kỳ.
Doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm xin cấp chứng nhận hợp quy có đầy đủ các đặc điểm phù hợp với phương thức đánh giá 5 bởi mỗi phương thức đánh giá của chứng nhận hợp quy sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với từng nhóm đối tượng.