OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS - Occupational Health and Safety Management System), được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý rủi ro và đảm bảo tính nhất quán trên toàn cầu, tiêu chuẩn ISO 45001 đã được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế và thay thế hoàn toàn OHSAS 18001. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu các bước chuyển đổi tiêu chuẩn OHSAS 18001 sang tiêu chuẩn ISO 45001.
GIỚI THIỆU OHSAS 18001 VÀ ISO 45001?
OHSAS 18001 là gì?
OHSAS được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Occupational Health and Safety Assessment Series có nghĩa là Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 được ban hành bởi Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI) lần đầu đầu tiên vào năm 1999 và đã trải qua 2 lần chỉnh sửa và hoàn thiện là OHSAS 18001:1999; OHSAS 18001:2002. Phiên bản cuối cùng của OHSAS 18001 là phiên bản được rà soát hoàn thiện vào năm 2007.
OHSAS 18001 tập trung vào đối tượng là người lao động với ý nghĩa là thiết lập các biện pháp quản lý để phòng ngừa tất cả các rủi ro có thể phát sinh dẫn đến mất an toàn cho người lao động (tai nạn lao động) hoặc dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động (làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm).
ISO 45001 là gì?
ISO 45001 là tiêu chuẩn được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) quy định các yêu cầu về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS).
Phiên bản ISO 45001:2018 đang sử dụng tại thời điểm hiện tại và cũng chính là phiên bản đầu tiên. Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ giúp các tổ chức thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý để phòng ngừa thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc của người lao động. Tiêu chuẩn được thiết kế để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, bất kể quy mô, ngành nghề hay quốc gia.
TẠI SAO CẦN CHUYỂN ĐỔI TỪ OHSAS 18001 SANG ISO 45001?
Việc chuyển đổi từ tiêu chuẩn OHSAS 18001 sang ISO 45001 là một bước đi cần thiết để các tổ chức nâng cao hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của mình lên một tầm cao mới.
- Tiêu chuẩn quốc tế thống nhất: ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế, được công nhận rộng rãi và áp dụng trên toàn thế giới. Việc chuyển đổi OHSAS 18001 sang ISO 45001 giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng) và ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường), tạo ra một hệ thống quản lý tích hợp hiệu quả hơn.
- Cập nhật và toàn diện hơn: ISO 45001 có những yêu cầu cao hơn và toàn diện hơn so với OHSAS 18001. Tiêu chuẩn này đặt trọng tâm vào việc phòng ngừa rủi ro, cải thiện liên tục và tham gia của người lao động, giúp các tổ chức giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc.
- Tuân thủ pháp luật: ISO 45001 dựa trên các yêu cầu pháp luật quốc tế và các thỏa thuận quốc tế khác. Việc áp dụng ISO 45001 giúp các tổ chức đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp một cách hiệu quả hơn.
- Mở rộng hợp tác: Ngày càng nhiều tổ chức đang chuyển đổi sang ISO 45001. Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể giúp tổ chức có thêm cơ hội hợp tác với các đối tác có yêu cầu cao về an toàn và sức khỏe.
CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI TỪ OHSAS 18001 SANG ISO 45001
-
Bước 1: Làm quen với tiêu chuẩn ISO 45001
ISO 45001 là một tiêu chuẩn mới được ban hành, vì vậy khi chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001, tổ chức cần có thời gian làm quen và tìm hiểu kĩ ISO 45001. Doanh nghiệp cần xác định những điểm đổi mới của ISO 45001 và những khía cạnh tương đồng giữa hai tiêu chuẩn này. Việc so sánh được điểm khác và giống nhau giữa hai tiêu chuẩn, giúp cho doanh nghiệp có thể xác định những quy trình nào cần sửa đổi, bổ sung hoặc công việc, quy trình nào vẫn có thể giữ nguyên được.
-
Bước 2: Xác định bối cảnh tổ chức
Đây là một yêu cầu mới và cần được chú ý đặc biệt, vì nó tạo cơ sở cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức. Khi xác định bối cảnh của tổ chức, doanh nghiệp phải xem xét các vấn đề bên trong và bên ngoài. Nó liên quan đến mục đích của doanh nghiệp, định hướng chiến lược và khả năng đạt được kết quả mong muốn của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
-
Bước 3: Xác định các bên liên quan
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đòi hỏi phải hiểu ai là các bên quan tâm có liên quan đến Hệ thống quản lý ISO 45001, những ảnh hưởng mà OHSMS có thể tác động với các bên này. Đây là những đối tượng thuộc yêu cầu xác định bối cảnh của doanh nghiệp. Việc xác định được tất cả các bên liên quan và mong đợi của họ sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh định hướng chiến lược của mình.
Các bên liên quan mà tổ chức/doanh nghiệp cần xem xét có thể bao gồm:
- Nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ
- Chính phủ, các cơ quan lập pháp
- ...
-
Bước 4: Xác định phạm vi của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
Thiết lập phạm vi cụ thể cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời tiến hành đánh giá toàn diện hệ thống hiện tại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch chuyển đổi chi tiết từ OHSAS 18001 sang ISO 45001, đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong quá trình chuyển đổi.
-
Bước 5: Đào tạo nhận thức
Việc chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư vào việc đào tạo. Cụ thể, cần tổ chức các khóa đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 45001 cho đội ngũ cán bộ, nhân viên liên quan. Điều này giúp đảm bảo mọi người hiểu rõ các yêu cầu mới và có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế.
-
Bước 6: Thiết lập các quá trình của tổ chức
Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các quy trình làm việc cụ thể, đánh giá toàn diện các rủi ro tiềm ẩn và thiết lập các chỉ số để đo lường hiệu quả hoạt động của từng quy trình.
-
Bước 7: Xây dựng các công cụ, dữ liệu cần thiết
Với những doanh nghiệp đã hoàn thành dữ liệu cho OHSAS 18001 thì có thể sử dụng lại hầu hết những gì đã có vào trong hệ thống quản lý ISO 45001 của mình. Vì dù có sự khác nhau trong cách tiêp cận của hai tiêu chuẩn nhưng các công cụ cơ bản của chúng là như nhau.
-
Bước 8: Truyền đạt lại thông tin
Tổ chức cần chủ động cung cấp cho nhân viên đầy đủ thông tin về quá trình chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001. Điều này bao gồm việc phổ biến kế hoạch chuyển đổi, cung cấp các tài liệu hướng dẫn, tổ chức các buổi đào tạo, tọa đàm để giải đáp thắc mắc.
-
Bước 9: Cập nhật hệ thống quản lý mới ISO 45001
Tổ chức triển khai việc điều chỉnh OHSMS theo từng bộ phận và quá trình, nhằm đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đều tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận ISO 45001. Quá trình điều chỉnh này bao gồm việc đánh giá lại các rủi ro, cập nhật các quy trình làm việc và cải tiến các biện pháp kiểm soát, đánh giá.
-
Bước 10: Xác nhận hiệu lực vận hành của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp mới
Tổ chức thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ để đánh giá hiệu quả của OHSMS, đặc biệt sau quá trình chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001. Đánh giá này sẽ bao gồm việc thu thập dữ liệu, phân tích số liệu, so sánh với các mục tiêu đã đề ra và các yêu cầu của tiêu chuẩn. Ban lãnh đạo phải xem xét để đánh giá kết quả đánh giá, xác định các cơ hội cải tiến và đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết. Quá trình này giúp đảm bảo hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp luôn được cập nhật, phù hợp và hiệu quả.
- Bước 11: Đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001
Việc đạt được chứng chỉ ISO 45001 đánh dấu cột mốc quan trọng, khẳng định sự thành công của quá trình chuyển đổi từ OHSAS 18001. Chứng chỉ này không chỉ là bằng chứng xác thực cho việc doanh nghiệp đã hoàn thiện Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001. Nếu Quý Doanh nghiệp còn gặp vướng mắc trong việc chuyển đổi hoặc áp dụng ISO 45001, vui lòng liên hệ với KNA CERT qua Hotline: 0932.211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ giải đáp.