Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Doanh nghiệp của bạn chuyên sản xuất, chế biến, đóng gói, lưu trữ các loại thực phẩm. Là chủ một doanh nghiệp, bạn có mong muốn xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm của đơn vị mình sang thị trường Mỹ để mở rộng kinh doanh và nâng cao lợi nhuận. Nhưng bạn lại không biết phải đăng ký FDA như thế nào, các thủ tục cần tiến hành ra sao? Để giải quyết vướng mắc này cho các doanh nghiệp, KNA cung cấp dịch vụ đăng ký chứng nhận FDA cho những đơn vị có nhu cầu.
Đăng Kí FDA cho Khẩu Trang Y Tế, Khẩu Trang Vải Kháng Khuẩn, Quần Áo Bảo Hộ
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng sống không thể thiếu của nhân loại. Những thực phẩm có dinh dưỡng cao giúp con người phát triển cả về thể lực và trí lực. Ngược lại, sử dụng các loại thực phẩm “bẩn”, không đảm bảo chất lượng sẽ trở thành tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Trong bối cảnh cả thế giới nhiều phen “lao đao” vì những ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh gây ra thì việc kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giải pháp để ngăn chặn bớt các mối nguy tới sức khỏe con người.
Nước Mỹ kiểm soát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu và các nhà xuất khẩu thực phẩm vào quốc gia mình thông qua chứng chỉ FDA. Đây là một loại giấy tờ pháp lý được cấp bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Bằng việc đánh giá và kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm thực phẩm của họ FDA đảm bảo chỉ những thực phẩm đủ chất lượng và an toàn mới có quyền lưu hành và tiêu thụ trên thị trường Mỹ.
FDA quy định tất cả các loại thực phẩm và thành phần thực phẩm được phân phối tại Mỹ, ngoại trừ thịt, gia cầm và một số sản phẩm trứng đã qua chế biến do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) quy định thì đều phải có sự cho phép của FDA. Thực phẩm ở đây bao gồm những sản phẩm sau:
- Trái cây | - Thực phẩm và phụ gia thức ăn chăn nuôi |
- Rau | - Thực phẩm chức năng và thành phần ăn kiêng |
- Cá và hải sản | - Sữa bột cho trẻ sơ sinh |
- Sản phẩm từ sữa | - Đồ uống (bao gồm đồ uống có cồn và nước đóng chai) |
- Trứng | - Thịt động vật |
- Các mặt hàng nông sản thô dùng làm thực phẩm hoặc các thành phần của thực phẩm | - Bánh, kẹo (kể cả kẹo cao su) |
- Thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn cho vật nuôi) | - Thức ăn nhẹ |
- Thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi | - Thực phẩm đóng hộp và đông lạnh |
Lưu ý: Thực phẩm ở đây không bao gồm các chất tiếp xúc với thực phẩm và thuốc trừ sâu.
Những thực phẩm sau không chịu sự quản lý của FDA:
Thực phẩm được làm ra bởi cá nhân
Thực phẩm gửi đi Mỹ đưới dạng quà tặng cá nhân (Ví dụ: Quà tặng mua tại cơ sở thương mại và được gửi đi Mỹ bởi người mua chứ không phải cơ sở thương mại; Đặc sản được mua bởi khách du lịch và chuyển tới Mỹ bởi chính du khách đó,…)
Thực phẩm cá nhân gửi cho cá nhân theo hình thức phi mậu dịch
Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200 USD (Doanh nghiệp cần chứng minh đây là hàng mẫu gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm, không bao gồm các lô hàng gửi cho nhà bán lẻ hoặc cá nhân)
Đăng ký FDA là thủ tục bắt buộc trước khi các loại hàng hóa thực phẩm lưu hành tại thị trường Mỹ, bao gồm cả các sản phẩm trong nước và hàng nhập khẩu vào Mỹ. Chính vì vậy mà mọi doanh nghiệp, công ty, đơn vị thực hiện sản xuất, chế biến, đóng gói, lưu trữ, phân phối thực phẩm phục vụ cho người tiêu dùng Mỹ đều là đối tượng phải đăng ký FDA.
Những đối tượng không thuộc quyền quản lý của FDA bao gồm:
Các cơ sở bán lẻ thực phẩm như cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, quán ăn tự phục, xe bán đồ ăn dạo,..
Chợ dân sinh bán thực phẩm.
Các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ thực phẩm dùng cho người hoặc động vật ở Mỹ phải đăng ký với FDA trước khi bắt đầu phân phối sản phẩm. Yêu cầu đăng ký áp dụng cho bất kỳ cơ sở nào tiến hành các hoạt động này, trừ khi một cơ sở được miễn trừ cụ thể theo Tiêu đề 21 của Bộ luật Quy định Liên bang
2: Yêu cầu về nhập khẩu thực phẩm
Thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các luật và quy định tương tự như thực phẩm được sản xuất tại Mỹ. Các sản phẩm phải an toàn và không chứa các thành phần bị cấm. Nhãn và bao bì phải chứa thông tin trung thực và ghi nhãn bằng tiếng Anh.
3: Yêu cầu về thông báo trước
Kể từ 12/12/2003, bất kỳ lo hàng thực phẩm nào cho người hoặc động vật khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải báo trước cho FDA. Thông báo trước về các lô thực phẩm nhập khẩu là để FDA xem xét và đánh giá thực phẩm trước khi nó tới tay người tiêu dùng, hành động này giúp ngăn chặn các thực phẩm bị ô nhiễm
4: Yêu cầu về lưu trữ hồ sơ
Các nhà sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển, phân phối, tiếp nhận, chủ sở hữu và nhập khẩu thực phẩm được yêu cầu thiết lập, duy trì và cung cấp cho FDA khi có yêu cầu các hồ sơ nhất định cho phép cơ quan này xác định được tất cả các sản phẩm thực phẩm của cơ sở. Ví dụ: Một doanh nghiệp làm bột bánh quy sau đó bán bột này cho một cơ sở làm bánh và đóng gói khác thì hồ sơ của doanh nghiệp đó phải bao gồm tên và địa chỉ của nhà cung cấp mà bạn lấy nguyên liệu để làm bột bánh, cùng với tên và địa chỉ của các cơ sở mà doanh nghiệp gửi bột để nướng bánh và đóng gói.
Các yêu cầu về lưu giữ hồ sơ có thể khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng thực phẩm và loại hình chế biến thực phẩm trong doanh nghiệp. Tiêu đề 21 của Bộ luật Quy định Liên bang xác định rõ những hồ sơ nào được yêu cầu cho một loại cơ sở và hoạt động cụ thể.
5: Yêu cầu về thực hành sản xuất tốt (GMP)
FDA quy định các thực phẩm tiêu thụ tại thị trường Mỹ phải được sản xuất trong điều kiện an toàn và vệ sinh. Một số sản phẩm có thêm các yêu cầu bổ sung do mối nguy vốn có từ thực phẩm. Ví dụ: Một số nhà máy sản xuất trứng nhất định phải tuân thủ Quy tắc cuối cùng về an toàn trứng để giảm sự lây lan của mầm bệnh Salmonella Enteritidis.
6: Yêu cầu về ghi nhãn
Các nhà sản xuất thực phẩm có trách nhiệm ghi nhãn, bao gồm thông tin dinh dưỡng đáp ứng các yêu cầu ghi nhãn thực phẩm hợp pháp của FDA. Tất cả các nhãn sản phẩm thực phẩm do FDA quản lý phải trung thực và không gây hiểu nhầm cho người sử dụng. Một nhãn dán hợp lệ phải bao gồm các thông tin về thành phần dinh dưỡng và các chất gây dị ứng thực phẩm nếu có. Đặc biệt, nhãn của các sản phẩm thực phẩm được phân phối giữa các tiểu bang của Mỹ phải bằng tiếng Anh. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ duy nhất: Nếu thực phẩm chỉ được phân phối ở Puerto Rico thì có thể mang nhãn bằng tiếng Tây Ban Nha thay vì tiếng Anh.
Để làm được điều này, các nhà sản xuất có thể tự lựa chọn một phòng thí nghiệm thương mại để thực hiện phân tích các loại thực phẩm nhằm xác định hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sản phẩm. Có thể sử dụng Cơ sở dữ liệu thực phẩm dinh dưỡng của Hoa Kỳ cùng với công thức sản phẩm thực phẩm để tính toán thông tin dinh dưỡng cần thiết cho nhãn thực phẩm. Sổ tay ghi nhãn dinh dưỡng của FDA cung cấp hướng dẫn kỹ thuật cho các nhà sản xuất về cách phát triển và sử dụng cơ sở dữ liệu dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm.
7: Yêu cầu về báo cáo sự cố
Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo với FDA khi phát hiện thực phẩm có khả năng gây ra các tác dụng phụ hoặc hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí khiến người sử dụng tử vong. Doanh nghiệp phải lập sẵn một báo cáo liệt kê tất cả những tình huống này và gửi cho FDA.
8: Yêu cầu về kiểm soát phòng ngừa
Doanh nghiệp được yêu cầu đánh giá các mối nguy có thể ảnh hưởng đến thực phẩm do cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ; Xác định và thực hiện các biện pháp kiểm soát phòng ngừa để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa đáng kể sự xuất hiện của các mối nguy đó; Đảm bảo rằng thực phẩm không bị pha tạp theo mục 402 hoặc ghi nhãn sai theo mục 403 của Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang; Giám sát các hoạt động kiểm soát; Thường xuyên duy trì hồ sơ của việc giám sát này.
9: Yêu cầu về kiểm tra cơ sở
FDA có thể cử chuyên gia xuống cơ sở sản xuất để kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tiến hàng kiểm tra cơ sở. Các văn phòng của ORA được đặt trên khắp cả nước. FDA kiểm tra các cơ sở thực phẩm dựa trên mức độ rủi ro của sản phẩm, thời gian trôi qua kể từ lần kiểm tra trước, lịch sử tuân thủ của doanh nghiệp và một số yếu tố khác. Ví dụ, các cơ sở sữa công thức được kiểm tra hàng năm.
An ninh Y tế Công cộng và Đạo luật Chuẩn bị và Ứng phó với Khủng bố Sinh học năm 2002 (Đạo luật chống khủng bố sinh học)
Tiêu đề 21 của Bộ luật Quy định Liên bang
Đạo luật hiện đạo hóa an toàn thực phẩm (FSMA)
Tài liệu Hướng dẫn Bảo vệ Thực phẩm và Thông tin quy định
Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang (Đạo luật FFD&C)
Đạo luật Đóng gói và Ghi nhãn Công bằng
Đạo luật Giáo dục và Ghi nhãn Dinh dưỡng
Ghi nhãn chất gây dị ứng thực phẩm và Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2004
Tiêu đề 21 của Bộ luật Quy định Liên bang
Để sở hữu giấy chứng nhận FDA cho thực phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
Thông tin cơ bản của doanh nghiệp (Tên công ty, địa chỉ nhà máy, số điện thoại, người liên hệ,…)
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000
Bao bì, nhãn dán sản phẩm thực phẩm
Báo cáo các rủi ro và mối nguy có thể xảy ra với thực phẩm
Kế hoạch xử lý thực phẩm khi có sự cố phát sinh và báo cáo với FDA
Một điểm cần lưu ý là FDA thực hiện giám sát doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm chứ không giám sát theo sản phẩm thực phẩm. Do vậy đăng ký FDA cho thực phẩm tức là doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký cơ sở thực phẩm của mình theo quy định của FDA. Theo số liệu thống kê của FDA, tính tới ngày 11/1/20121, có tất cả 182.147 doanh nghiệp trên thế giới đã đăng ký cơ sở thực phẩm của FDA, trong đó Việt Nam có 1.436 doanh nghiệp. KNA cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký chứng nhận FDA cho thực phẩm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kê khai thông tin cho KNA
Doanh nghiệp liên hệ với KNA và cung cấp các thông tin cần thiết để KNA có thể đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp
Bước 2: Xây dựng hợp đồng và báo phí dịch vụ đăng ký cơ sở thực phẩm FDA
Dựa vào các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, KNA sẽ gửi hợp đồng và báo phí dịch vụ cho doanh nghiệp.
Bước 3: Ký kết hợp đồng hai bên
Nếu không có vướng mắc gì, doanh nghiệp ký tên, đóng dấu vào hợp đồng hợp tác với KNA để hai bên chính thức triển khai hoạt động đăng ký cơ sở thực phẩm FDA
Bước 4: Đào tạo FDA về thực phẩm cho doanh nghiệp
KNA Cert triển khai tư vấn, đào tạo các nội dung, cập nhật yêu cầu của FDA với thực phẩm và cơ sở sản xuất thực phẩm cho doanh nghiệp
Bước 5: Đánh giá nội bộ và khắc phục
KNA sẽ cùng doanh nghiệp rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý để xem có điểm nào chưa đáp ứng được yêu cầu của FDA và tiến hành khắc phục
Bước 6: Thiết kế bao bì, nhãn dán
Căn cứ vào các yêu cầu ghi nhãn thực phẩm của FDA, KNA sẽ đưa ra các tư vấn để doanh nghiệp có thể thiết kế bao bì và nhán dãn thực phẩm theo đúng quy định
Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
KNA hướng dẫn danh nghiệp chuẩn bị đầy đủ và chính xác các tài liệu cần thiết để đăng ký cơ sở thực phẩm
Bước 8: Lập kế hoạch thu hồi sản phẩm lỗi và báo cáo cho FDA
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo cho FDA khi phát hiện thực phẩm không đảm bảo an toàn. KNA sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập hoạch kế hoạch này
Bước 9: Đăng ký cơ sở thực phẩm
KNA thực hiện các thao tác để đăng ký cơ sở thực phẩm cho doanh nghiệp với FDA. Sau khi nhận được chứng chỉ FDA, KNA sẽ ngay lập tức gửi lại cho doanh nghiệp.
Lưu ý:
Mỗi cơ sở sản xuất phải có một số đăng ký FDA riêng. Nghĩa là cùng một loại thực phẩm được sản xuất tại các cơ sở khác nhau thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký FDA cho từng cơ sở sản xuất đó.
FDA sẽ có đợt kiểm tra cơ sở sản xuất ngẫu nhiên và có báo trước từ 3-6 tháng. Trong tình huống này, KNA sẽ đưa ra các tư vấn và đồng hành, chuẩn bị cùng doanh nghiệp trong các cuộc kiểm tra thực tế.
KNA CERT đăng kí thành công FDA cho Công ty TNHH VHCT với phạm vi thực phẩm chức năng tại 118/34/1 Đ. Liên Khu 5-6, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
KNA CERT đăng kí thành công FDA cho Công Ty Cổ phần Vinameco với phạm vi thực phẩm sữa bột tại Số nhà 27, ngách 47, ngõ 255, Đường Lĩnh Nam - Phường Vĩnh Hững - Quận Hoàng Mai - Tp Hà Nội.
Công ty TNHH MTV Tuấn Phường
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại L.A.S Beauty
Công ty TNHH VHCT
Công ty CASAVI
Công ty CP Sài Gòn Thuận Tiến