CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Hệ thống Quản lý Môi trường là gì ?

Môi trường gắn liền với sự sống và phát triển của nhân loại. Nếu không có môi trường thì con người không thể tồn tại, chính vì thế mà vấn đề bảo vệ môi trường luôn song hành cùng với quá trình phát triển của con người. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu xem hệ thống quản lý môi trường (EMS) là gì? Có những hệ thống quản lý môi trường nào và lợi ích khi áp dụng chúng? 


Hệ thống quản lý môi trường là gì? 

Hệ thống quản lý môi trường (EMS - Environmental Management System) là một khuôn khổ các quy trình, thủ tục và nguồn lực giúp một tổ chức đạt được các mục tiêu về hiệu suất môi trường. 

hệ thống quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường hay còn gọi là EMS đề cập đến một tập hợp các quy trình để quản lý tác động môi trường của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả hệ thống phần mềm hoặc cơ sở dữ liệu được sử dụng để quản lý các quy trình đó. 

Hệ thống quản lý môi trường tiên tiến thường được xây dựng theo quy trình PDCA. PDCA là cụm từ viết tắt của Plan - Do - Check - Act tượng trưng cho 4 giai đoạn hoạt động cần thực hiện một cách tuần tự để đảm bảo việc quản lý môi trường đạt được hiệu quả tối ưu. Cụ thể các giai đoạn đó bao gồm:  

  • Plan - Kế hoạch: Tổ chức cần tìm hiểu về các vấn đề môi trường chính cũng như nhu cầu của các bên liên quan, sau đó lập kế hoạch hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội. 
  • Do - Thực hiện: Kiểm tra kế hoạch và theo dõi các chỉ số hiệu suất. 
  • Check - Kiểm tra: Thực hiện đánh giá nội bộ để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện. 
  • Act - Hành động: Giải quyết mọi vấn đề được tìm thấy trong các cuộc đánh giá nội bộ. Áp dụng EMS để cải tiến. 

Mục đích của Hệ thống quản lý môi trường là gì? 

Mục đích của Hệ thống quản lý môi trường là cung cấp phương pháp tiếp cận có cấu trúc để kiểm soát tác động của tổ chức đến môi trường. Điều này thường bao gồm: quản lý không khí, nước và chất thải, quản lý rủi ro khí hậu... 

Tương tự như cách hệ thống quản lý an toàn giúp tổ chức quản lý rủi ro an toàn thì hệ thống quản lý môi trường cung cấp một phương pháp có hệ thống để giải quyết các rủi ro và cơ hội về môi trường. Ngoài việc quản lý các khía cạnh môi trường, Hệ thống quản lý môi trường cũng sẽ giúp tổ chức theo kịp các quy định thay đổi và chuẩn hóa việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường.  

Các yếu tố cơ bản của Hệ thống quản lý môi trường (EMS) 

Có ba loại quy trình chính trong Hệ thống quản lý môi trường: 

  • Các quy trình cốt lõi: Tổ chức cần xác định các khía cạnh và tác động quan trọng từ các hoạt động của mình đến môi trường. 
  • Các quy trình hỗ trợ: Liên quan đến nhận thức về những yêu cầu pháp lý, cơ sở hạ tầng, truyền đạt thông tin EMS để nâng cao năng lực của nhân viên, giám sát và đánh giá hiệu suất môi trường 
  • Hệ thống quản lý hỗ trợ các quy trình: kiểm soát tài liệu, lưu trữ hồ sơ và đánh giá nội bộ. 

hệ thống quản lý môi trường

Các yếu tố chính của Hệ thống quản lý môi trường bao gồm: 

  • Phân tích những tác động đến môi trường của tổ chức 
  • Đánh giá sự tuân thủ, nghĩa vụ pháp lý của tổ chức liên quan đến những vấn đề về môi trường 
  • Thiết lập mục tiêu và mục đích về những vấn đề liên quan đến môi trường 
  • Xây dựng các quy trình để đạt được các mục tiêu môi trường 
  • Đảm bảo nhân viên nhận thức được các mục tiêu môi trường và nỗ lực để đạt được mục tiêu đó 
  • Xem xét, đánh giá và cải thiện hệ thống quản lý môi trường 

Các tiêu chuẩn liên quan đến hệ thống quản lý môi trường (EMS) 

Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001  

Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới về hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 - một tập hợp các tiêu chuẩn khác nhau mà các tổ chức có thể sử dụng để tạo ra một khuôn khổ toàn diện để đạt được các mục tiêu về môi trường. 

Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp một khuôn khổ để các tổ chức thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý môi trường (EMS) hiệu quả. ISO 14001 giúp các tổ chức giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ pháp luật và cải thiện hiệu suất môi trường tổng thể. 

Chương trình đánh giá và quản lý sinh thái (EMAS) 

Ủy ban Châu Âu đã phát triển chương trình đánh giá và quản lý sinh thái (EMAS) vào năm 1991. Chương trình này cho phép các công ty/tổ chức quản lý, đánh giá và cải thiện các mục tiêu cũng như những hành động về môi trường của họ. Tương tự như tiêu chuẩn ISO 14001, EMAS khuyến khích cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của tổ chức để giúp họ đạt được các mục tiêu lớn hơn về môi trường. 

hệ thống quản lý môi trường

Tiêu chuẩn ISO 14005 

Tiêu chuẩn ISO 14005 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường thông qua việc hướng dẫn cách tiếp cận linh hoạt để thực hiện theo giai đoạn. Tiêu chuẩn này cho phép tổ chức chia nhỏ mục tiêu môi trường của mình thành các giai đoạn nhỏ hơn, dễ đạt được hơn. Điều này giúp tổ chức có thể linh hoạt hơn khi muốn điều chỉnh theo các hoàn cảnh khác nhau. 

Tiêu chuẩn ISO 14006 

Tiêu chuẩn ISO 14006 là tiêu chuẩn cung cấp một hướng dẫn chi tiết về việc kết hợp thiết kế sinh thái vào hệ thống quản lý môi trường (EMS) cho tổ chức. Thiết kế sinh thái là một phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm giảm thiểu tác động môi trường của sản phẩm và dịch vụ trong suốt vòng đời, từ khâu thiết kế, sản xuất, sử dụng cho đến khi thải bỏ. Tiêu chuẩn này giúp tổ chức có thể giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, nước, nguyên liệu và giảm thiểu lượng chất thải. 

Lợi ích của hệ thống quản lý môi trường  ISO 14001 

Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 là hệ thống về môi trường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Áp dụng hệ thống ISO 14001 mang lại nhiều lợi ích bao gồm: 

  • Cải thiện hiệu suất môi trường: Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 giúp tổ chức xác định nguyên nhân gốc rễ của các hành vi vi phạm hoặc không tuân thủ theo các quy định về môi trường. Để từ đó xác định những biện pháp cải thiện hiệu suất môi trường thông qua việc kiểm soát mức sử dụng nước, mức tiêu thụ điện, quá trình xử lý chất thải,... 
  • Tuân thủ quy định của pháp luật: Hệ thống EMS luôn hướng tới mục tiêu giúp tổ chức đáp ứng các yêu cầu liên quan đến môi trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các vấn đề vi phạm pháp luật mà còn thể hiện cam kết về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. 
  • Tiết kiệm chi phí: Mặc dù doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 nhưng nếu không có EMS thì có thể gây ra tổn thất cho công ty. Các tổ chức sẽ bị động khi sự cố môi trường không may xảy ra và không l phản ứng kịp với những thay đổi về quy định liên quan đến môi trường khi không có EMS. Bên cạnh đó, tổ chức có nguy cơ bị phạt tiền gây tốn kém chi phí cũng như tổn hại đến danh tiếng nếu như không tuân thủ các quy định. 

hệ thống quản lý môi trường

  • Thu hút nhân viên: Việc có một hệ thống quản lý môi trường có cấu trúc và vận hành hiệu quả cho phép thu hút nhân viên trong toàn tổ chức tham gia vào việc giám sát và tuân thủ môi trường. Các quy trình đào tạo nhân viên cũng thuộc phạm vi của EMS. 
  • Cải tiến quy trình nhanh chóng và hiệu quả hơn: Hệ thống quản lý môi trường giúp tổ chức cải tiến quy trình nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tổ chức có thể đưa ra những đề xuất mới, phương pháp mới nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Nhờ đó, tổ chức sẽ cải thiện được quy trình sản xuất, cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc. 
  • Nâng cao hình ảnh tổ chức: Người tiêu dùng ngày nay mong đợi các tổ chức quản lý tốt các vấn đề liên quan đến môi trường. Hệ thống quản lý môi trường là một cách để chứng minh và báo cáo về hiệu suất môi trường của tổ chức. 

>>> Câu hỏi về Hệ thống Quản lý Môi trường theo ISO 14001:2015

Hy vọng những thông tin về Hệ thống quản lý môi trường (EMS) trên đây hữu ích với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về những vấn đề liên quan Hệ thống quản lý môi trường hoặc tiêu chuẩn ISO 14001, hãy liên hệ ngay với KNA CERT theo thông tin dưới đây:  

  • Công ty TNHH Chứng nhận KNA  
  • Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội 
  • Hotline: 0932.211.786  
  • Email: salesmanager@knacert.com 
Chia sẻ

Tin liên quan