Chứng nhận ISO 9001:2015 cho Công ty Cổ Phần Quốc tế OM Holdings
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Kinh doanh sản phẩm nhang không tăm thảo mộc, nhang có tăm thảo mộc, xà bông thảo mộc, toner, keo bạc. Mới đây Công ty....
Nhằm hạn chế tối đa các tác động của hoạt động sản xuất từ nhà máy đến môi trường xung quanh. Hiện nay mỗi quốc gia đều có những cách làm khác nhau trong đó có việc áp dụng Hệ thống An toàn Môi trường theo ISO 14001. Từ khi ra đời tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường từ các doanh nghiệp nhà máy trên toàn cầu.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 - Hệ thống Quản lý Môi trường và các yêu cầu là một trong những bộ tiêu chuẩn về môi trường hàng đầu hiện nay. Phiên bản mới nhất này có đưa ra những yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý môi trường tiên tiến nhất.
Trong bài viết này KNA xin chia sẻ đến quý anh chị thông tin súc tích và dễ hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 mới nhất. Tuy chưa thể hiện một cách đầy đủ nhưng với những kiến thức dưới đây phần nào sẽ làm nền tảng cho doanh nghiệp mong muốn xây dựng và đạt được giấy chứng nhận ISO.
ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO nhen nhóm từ những năm 1992. Từ khi ra đời cho đến nay ISO 14001 được xem như là một Hệ thống Quản lý Môi trường đầu tiên và chi tiết nhất về việc bảo vệ môi trường do tác động của con người. Tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra các yêu cầu, quy định và hướng dẫn sử dụng Hệ thống quản lý môi trường. Hay nói cách khách, ISO 14001 sẽ là chuẩn mực khi Doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 là tiêu chuẩn thực tế, cốt lõi nhất trong bộ tiêu chuẩn mà các chuyên gia đang áp dụng, triển khai và chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp. ISO 14001 đánh giá sự phù hợp của Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) của một tổ chức theo những yêu cầu cụ thể phù hợp cho từng loại hình hoạt động và kinh doanh khác nhau.
15 câu hỏi chính liên quan đến phiên bản mới tiêu chuẩn ISO 9001 và 14001 năm 2015
Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) thì Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 đã trải qua 3 phiên bản từ trước đến nay. Để được hình thành với phiên bản mới nhất như thế này thì tiêu chuẩn này đã trả qua 6 mốc quan trọng mà chúng tôi muốn bạn nhớ đến. Những quá trình đó được mô tả bên dưới ảnh sau:
Gia đình tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm:
Tính đến năm nay là sau gần 30 năm thì bộ tiêu chuẩn ISO 14001 đã được hơn 165 Quốc gia áp dụng và có đến hàng trăm ngàn chứng chỉ đã được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu hiện nay.
Từ khi ra đời cho đến nay thì trải qua nhiều lần chỉnh sửa và cập nhật. Phiên bản mới nhất ISO 14001:2015 với những cải tiến phù hợp hơn đã giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo tốt hiệu suất môi trường thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như cắt giảm tối đa chất thải ra môi trường bên ngoài.
Phiên bản mới này có thay đổi bổ sung thêm những yêu cầu và cách tiếp cận mới hơn. Đặc biệt bản ISO 14001: 2015 cũng chú trong hơn tới vai trò của lãnh đạo đối với tổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.
Hiện nay, tại Việt Nam bộ tiêu chuẩn này đã được ban hành và trở thành tiêu chuẩn tcvn iso 14001:2015
Cũng giống như Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 có thể được áp dụng cho bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất thương mại. Những tổ chức đều có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ở một mức độ nào đó.
Chính vì thế mà bộ Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức thuộc mọi quy mô. Những đơn vị có nhận thức và mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình đến môi trường xung quanh.
3 Nhóm Doanh Nghiệp tiêu biểu nên áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001
So với bộ tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản cũ thì phiên bản mới ISO 14001:2015 có những thay đổi mới nổi bật hơn. Không chỉ là về: cấu trúc; các điều khoản; các yêu cầu chính; cách triển khai vận hành; cách đáp ứng yêu cầu điều khoản…
Những vấn đề ISO 14001 đề cập đến là gì ?
Hệ thống ISO 14001 có đề cập chủ yếu đến những khía cạnh như sau:
Các yêu cầu – điều khoản của ISO 14001:2015
Với phiên bản mới nhất này cũng được áp dụng theo cấu trúc bậc cao (High-level structure – HLS) như tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Toàn bộ cấu trúc của tiêu chuẩn được chia thành 10 yêu cầu tương ứng với 10 điều khoản. Các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được nêu trong 7 Điều khoản, từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10. Chi tiết như sau:
Chu trình PDCA trong hệ thống ISO 14001:2015
Hệ thống các Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có đưa ra các việc tiếp cận khái niệm của chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act). Mô hình PDCA này có đưa ra những cung cấp một quá trình lặp đi lặp lại được tổ chức sử dụng để đạt được cải tiến liên tục. Chu trình PDCA có thể được mô tả ngắn gọn như sau:
Mô hình Hệ thống Quản lý Môi trường của ISO 14001:2015 dựa trên Chu trình PDCA
[INFOGRAPHIC] ISO 14001:2015 vs ISO 14001:2004 - Sự khác biệt giữa 2 phiên bản tiêu chuẩn
Như đã đề cập ở bên trên thì giống như ISO 9001:2015. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 có cấu trúc cấp cao HLS. Điều này cũng là định hướng của tổ chức ISO nhằm cố gắng thống nhất tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý và tạo ra các cấu trúc thống nhất. Cấu trúc HLS là cấu trúc điển hình cho tất cả các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý. Theo cấu trúc cấp cao này mỗi hệ thống quản lý sẽ bao gồm 10 điều khoản.
Hiện nay việc quản lý môi trường và tác động của Doanh Nghiệp đã trở thành vấn đề lớn được mọi quốc gia quan tâm. Doanh nghiệp cần xác định bối cảnh tổ chức, các yêu cầu liên quan tới môi trường. Các rủi ro được tính tới liên quan tới môi trường.
So với phiên bản 2004 trước đó thì phiên bản ISO 14001:2015 này có đề cao vai trò của lãnh đạo trong việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001 yêu cầu Lãnh đạo của Doanh nghiệp phải tham gia nhiều hơn. Sự thành công của hệ thống quản lý môi trường này phần lớn do vai trò Lãnh đạo là điều kiện tiên quyết.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 không đưa ra định nghĩa khái niệm về “bảo vệ môi trường”. Nhưng đã đưa ra rất nhiều yêu cầu bao gồm:
Ngoài việc quan tâm tới môi trường trong quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm. Doanh nghiệp cần kiểm soát và ảnh hưởng của họ với các tác động môi trường liên quan tới việc sử dụng sản phẩm và việc xử lý hay thải bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời.
Điều này không chỉ là yêu cầu đánh giá vòng đời sản phẩm. Mà Doanh nghiệp cần phải có biện pháp và hành động để cụ thể hóa nó.
Trong ISO 14001 có nhấn mạnh việc trao đổi thông tin. Thông tin bao gồm bên ngoài và nội bộ có bao gồm các trao đổi thông tin, tính chính xác của thông tin. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải thiết lập quy chế về việc trao đổi này. Việc trao đổi thông tin của Doanh nghiệp cần rõ ràng và cụ thể đối với từng đối tượng.
Theo sư phát triển của công nghệ đã làm thay đổi vấn đề này trong ISO 14001:2015. “Tài liệu” và “hồ sơ” đã được thay thế bởi thuật ngữ “thông tin được văn bản hóa”. Lúc này. Doanh nghiệp sẽ sự linh hoạt khi xác định “thủ tục” khi nào là cần thiết. Thủ tục nào cần phải văn bản hóa, thủ tục nào không . Thủ tục nào lưu trữ bản cứng, thủ tục nào sẽ bản mềm.
Xem thêm:
Việc tổ chức, doanh nghiệp áp dụng xây dựng Hệ thống Quản lý An toàn Môi trường là một việc quan trọng. Nhất là với những doanh nghiệp mới bắt đầu tiến hành áp dụng và xây dựng. Tuy nhiên với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm thì quy trình các bước mà KNA Cert chia sẻ cho bạn dưới đây:
Trong các bước thực hiện ISO 14001, việc tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001 được coi là tiền đề để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được vận hành đúng hướng và đáp ứng được đúng những yêu cầu của ISO 14001.
Bước đầu bạn cần tiến hành tìm hiểu bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 để hiểu được những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này. Việc am hiểu và xây dựng triển khai hệ thống Quản lý môi trường sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn thậm chí đi lệch khỏi quỹ đạo khiến doanh nghiệp bạn lãng phí thời gian và chi phí.
Việc doanh nghiệp tổ chức của bạn hiểu rõ được bộ tiêu chuẩn ISO 14001 thì doanh nghiệp bạn cần tiến hành phân tích và đánh giá hoạt động quản lý môi tường của mình.
Việc đánh giá này bao gồm việc xác định bối cảnh của doanh nghiệp của doanh nghiệp. Với các quy định và luật định này hiện hahf các quy định cũng như quy trình đang áp dụng hiện tại. Việc làm này sẽ cho phép doanh nghiệp có một cái nhìn cơ bản về hoạt động quản lý môi trường của mình.
Việc tiếp theo chính là doanh nghiệp tổ chức của bạn cần thiết lập được kế hoạch một cách cụ thể cho việc triển khai hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14001. Kế hoạch được thành lập ra và đạt được hiệu quả đề ra giúp doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 có hiệu quả và hiệu lực.
Bước tiếp theo bạn cần tiến hành đào tạo nhận thức cho doanh nghiệp của bạn về bộ tiêu chuẩn ISO 14001 và đây chính là một bước khá quan trọng trong các bước thực hiện ISO 14001. Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần phải thông tin cho toàn bộ nhân viên của mình. Việc này nhằm mục đích giúp cho cá nhân hiểu dược rõ bộ tiêu chuẩn này.
Doanh nghiệp của bạn cần tiến hành lập hồ sơ hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14001:2015. Bộ tài liệu này giúp hệ thống nhất quán nhất và giúp bạn kiểm soát một cách toàn diện nhất. Là cơ sở để lãnh đạo ra quyết định phù hợp trước các thay đổi liên quan tới khía cạnh môi trường.
Trong quá trình vận hành đó thì tổ chức của bạn cần tiến hành đánh giá nội bộ nhằm nhìn lại mọi quy trình hoạt động một cách tổng quan nhất. Bạn cần tiến hành đánh giá nội bộ và ghi chép lại lưu trữ dưới dạng hồ sơ nhằm phục vụ cho việc đánh giá chứng nhận về sau.
Doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp và đăng ký chứng nhận ISO 14001 với tổ chức đó. Nếu như các bước thực hiện ISO 14001 trên đã hoàn thiện nhưng đến bước này doanh nghiệp không lựa chọn đúng tổ chức chứng nhận có năng lực thì sẽ lãng phí thời gian và công sức xây dựng.
Sau khi đạt được chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp cần duy trì hiệu lực hệ thống quản lý môi trường thông qua việc thực hiện, đánh giá và cải tiến các quy trình trong hệ thống một cách thường xuyên và phù hợp.
Một khi doanh nghiệp/ tổ chức của bạn áp dụng thành công ISO 14001:2015 về hệ thống quản lý môi trường sẽ được nhìn nhận như một doanh nghiệp có hệ thống EMS bài bản. Lợi ích của bộ tiêu chuẩn này còn tác động đến những khía cạnh khác như sau:
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001;2015 đã được nhiều tổ chức trên toàn thế giới áp dụng và công nhận. Hàng năm có hàng ngàn giấy chứng nhận ISO 14001:2015 được cấp trên toàn cầu. Bằng chứng là ngày càng nhiều giấy chứng nhận ISO 14001:2015 đã được cấp cho các Doanh Nghiệp Việt Nam và trên toàn thế giới.
>>>> Các yêu cầu khi Xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001
✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |
Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 14001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 14001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây. |