Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp bắt buộc phải Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm/lần theo quy định của Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Hãy cùng KNA CERT tìm hểu Kiểm kê khí nhà kính là gì và chi tiết các quy định về kiểm kê cũng như báo cáo khí nhà kính theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Ngày 07 tháng 01 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về về “Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn”, trong đó quy định:
“Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành”.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính là kết quả của hoạt động kiểm kê khí nhà kính của một tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó thể hiện các thông tin, hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến nguồn phát thải khí nhà kính để từ đó ra các số liệu và kết quả kiểm kê liên quan.
Tại Việt Nam, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính. Có thể kể tới các văn bản chính như:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hàng năm BẮT BUỘC phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính:
Hoặc các cơ sở:
Ngoài ra, những tổ chức tư nhân không thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm kê giảm, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng được khuyến khích thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đưa ra 06 Mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Cụ thể bao gồm:
Như vậy, theo quy định trên thì các doanh nghiệp thuộc đối tương bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính sẽ phải lập Báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo mẫu số 6 dưới đây:
Doanh nghiệp có thể căn cứ vào Tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về Khí nhà kính “Phần 1: Thông số kỹ thuật kèm theo hướng dẫn ở cấp tổ chức để định lượng và báo cáo phát thải và loại bỏ khí nhà kính “để xác định ranh giới hoạt động của cơ sở, bao gồm:
Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản năm 2006 (gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2006) và Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2019 hoàn thiện cho IPCC 2006 (gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2019).
Hệ số phát thải được sử dụng để kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được áp dụng theo Quyết định số 2626/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính ngày 10/10/2022
Số liệu hoạt động cho từng nguồn phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được lựa chọn và thu thập.
Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được căn cứ vào các phương pháp kiểm kê khí nhà kính đã lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2022/BTNMT.
Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được tính toán dựa vào các biểu mẫu bao gồm các bảng tính về số liệu đầu vào, số liệu hoạt động, hệ số phát thải, lượng phát thải, hệ số làm nóng lên toàn cầu cho tất cả các hoạt động phát thải khí nhà kính của cơ sở.
Độ không chắc chắn trong kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chất thải tại cơ sở là thuật ngữ chung chung và không chính xác đề cập đến sự thiếu chắc chắn trong số liệu liên quan đến phát thải do bất kỳ yếu tố nhân quả nào, chẳng hạn như việc áp dụng các yếu tố không đại diện hoặc các phương pháp số liệu không đầy đủ về nguồn và bồn chứa, thiếu minh bạch.
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong các trường hợp sau:
Nội dung tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính được trình bày trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo tiếp theo.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP về Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính sẽ được gửi cơ quan thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định theo quy định.
Với các quy định của Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 tại Việt Nam, việc thực hiện kiểm kê Khí Nhà Kính (KNK) không chỉ trở thành một nghĩa vụ pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho hầu hết các doanh nghiệp trong tương lai. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật mà còn thúc đẩy sự minh bạch trong hoạt động phát thải và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Một trong những ưu điểm nổi bật của việc báo cáo kiểm kê khí nhà kính là doanh nghiệp có thể chuẩn bị tốt hơn cho việc tuân thủ các quy định bắt buộc và tham gia vào thị trường carbon trong tương lai. Bằng cách hiểu rõ về lượng phát thải của mình, các doanh nghiệp có thể tích cực tham gia vào các chương trình giảm phát thải carbon và nhận được lợi ích từ việc bán tín chỉ carbon.
Ngoài ra, việc kiểm kê khí nhà kính cũng giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về tình hình phát thải của họ. Điều này giúp doanh nghiệp xác định và định lượng các nguồn phát thải chính, từ đó tạo cơ sở cho việc quản lý hiệu quả hơn và tìm ra các biện pháp giảm phát thải tiết kiệm nhất. Bằng cách đánh giá rủi ro liên quan đến hạn ngạch khí nhà kính trong tương lai, doanh nghiệp có thể chuẩn bị kế hoạch phòng ngừa và ứng phó kịp thời.
Tính minh bạch trong việc công bố dữ liệu về lượng phát thải khí nhà kính không chỉ cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp mà còn tạo ra sự tin tưởng từ phía cộng đồng và các đối tác kinh doanh. Điều này đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể trong ngành, giúp họ thu hút đầu tư từ những đơn vị quan tâm đến các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường.
Hơn nữa, việc kiểm kê KNK cũng tạo nền tảng cơ bản cho việc phát triển chiến lược giảm phát thải Carbon. Bằng cách xác định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính và thiết lập mục tiêu net-zero, các doanh nghiệp có thể tiến tới con đường phát triển các-bon thấp. Điều này không chỉ giúp họ thích nghi với môi trường kinh doanh mới mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững và cạnh tranh trong thị trường hiện tại và tương lai.
>>> Tiêu chuẩn báo cáo khí nhà kính (GHG) và tương lai thị trường Carbon tại Việt Nam
KNA CERT là một trong những đơn vị tiên phong trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính. Với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao, liên tục cập nhật các quy định mới về hoạt động kiểm kê khí nhà kính, KNA đã giúp hàng trăm doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải thành công.
Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình kiểm kê phát thải và cách thức lập báo cáo khí nhà kính, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.