CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Kiểm kê khí nhà kính: Hướng dẫn lập Báo cáo theo ISO 14064:2018 từ A-Z

KNA cung cấp dịch vụ Hướng dẫn Kiểm kê khí nhà kính và Báo cáo theo ISO 14064:2018 từ A-Z. Bạn sẽ có được kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho quá trình kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.


>>> Tiêu chuẩn báo cáo khí nhà kính (GHG) và tương lai thị trường Carbon tại Việt Nam


TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA KNA?

  • Hướng dẫn kiểm kê, đo lường khí nhà kính chính xác
  • Hỗ trợ lập báo cáo phát thải khí nhà kính theo quy trình chuẩn
  • Đào tạo ISO 14064-1 phiên bản mới nhất
  • Tuân thủ quy định của Pháp luật & Đáp ứng yêu cầu của Khách hàng
  • Đảm bảo tiến độ công việc
  • Dịch vụ trọn gói từ A-Z

ĐỊNH NGHĨA KHÍ NHÀ KÍNH THEO TIÊU CHUẨN ISO 14064-1

Để tìm hiểu về việc kiểm kê Khí nhà Kính trước tiên ta tìm hiểu về khí nhà kính. Theo bộ tiêu chuẩn ISO 14064-1 thì Khí Nhà Kính là một thành phần trong bầu khí quyển. Chúng bao gồm có các loại khí tự nhiên được con người thải ra và có khả năng hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt khí quyển phát ra.

Những loại khí nhà kính này có bao gồm những loại khí như N20, HFCs, PFCs, SF6 vv cùng các loại khí gây hại đến bầu khí quyển và tạo ra biến đổi khí hậu. 

kiểm kê khí nhà kính

Việc kiểm kê khí nhà kính (KNK) chính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính. Trong bản báo cáo này có tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một khoảng thời gian xác định theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tiêu chuẩn ISO 14064-1 cũng quy định các phương pháp đo lường, báo cáo và xác minh khí nhà kính để hỗ trợ cho các tổ chức trong việc quản lý và giảm thiểu lượng khí nhà kính phát thải của mình.

KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH

Việc kiểm kê khí nhà kính được quy định trong nghị định thư toàn cầu khởi xướng vào tháng 12 năm 2014 được phát triển với sự cộng tác của Viện tài nguyên thế giới, Hội đồng quốc tế các sáng kiến về môi trường ở địa phương và các chính quyền địa phương hướng tới sứ phát triển biền vững, và được chấp thuận bởi World Bank, Tổ chức định cư Liên hợp quốc UN HABITAT và Chương trình môi trường Liên hợp quốc UNEP.

Nghị định thư toàn cầu về kiểm kê phát thải khí nhà kinh quy mô cộng đồng là một tiêu chuẩn cho tính toán và báo cáo phát thải/hấp thụ KNK cho các thành phố trên thế giới.


DOANH NGHIỆP CÓ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH KHÔNG?

1. Cần phải kiểm kê khí nhà kính vì đây là yêu cầu bắt thuộc theo quy định của pháp luật

Với một số đối tượng, kiểm kê khí nhà kính và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính là hoạt động bắt buộc phải làm. Điều này được quy định rõ trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể:

  • Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14), các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính.
  • Theo Mục 2, Điều 10, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và tại Mục 6.1 phần II Phụ lục IV - yêu cầu công ty đại chúng khi nộp báo cáo tài chính phải kèm tổng phát thải khí nhà kính & các sáng kiến giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

kiểm kê khí nhà kính

2. Cần phải kiểm kê khí nhà kính vì đây là yêu cầu trong các tiêu chuẩn Quốc tế

Kể cả khi doanh nghiệp của bạn không thuộc những đối tượng bắt buộc phải thực hiển kiểm kê khí nhà kính như trên thì đây vẫn là một hoạt động cần thiết nếu bạn đang theo đuổi các chứng nhận quốc tế. Một số tiêu chuẩn Quốc tế có đề cập tới nội dung về kiểm kê và báo cáo khí nhà kính khi đặt ra các yêu về khía cạnh môi trường. Cụ thể:

  • Theo yêu cầu của Higg Index (Higg FEM 3.0)
  • Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu Global Recycled Standard (GRS 4.0) của Textile Exchange
  • Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu Global Organic Textile Standard (GOTS 6.0)

3. Thực hiện báo cáo và kiểm kê khí nhà kính để thể hiện trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp

Ngay cả khi bạn không có nhu cầu đạt chứng nhận theo bất kỳ tiêu chuẩn nào thì việc đo lường khí nhà kinh và báo cáo cũng thể hiện việc tuân thủ trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

LĨNH VỰC NÀO CẦN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH VÀ BÁO CÁO THEO ISO 14064:2018

Lĩnh vực

Cụ thể

Năng lượng

Công nghiệp sản xuất năng lượng

Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng

Khai thác than

Khai thác dầu và khí tự nhiên

Giao thông vận tải

Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải

Xây dựng

Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng

Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp

Sản xuất hóa chất

Luyện kim

Công nghiệp điện tử

Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác

Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất

Chăn nuôi

Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất

Trồng trọt

Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp

Chất thải

Bãi chôn lấp chất thải rắn

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học

Thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải

Xử lý và xả thải nước thải


PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH XUẤT HIỆN DO ĐÂU?

Tiêu chuẩn ISO 14064-1 xác định có 6 nhóm nguồn phát thải khí nhà kính như sau:

  • Nhóm 1: Phát thải/ hấp thụ trực tiếp
  • Nhóm 2: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ việc nhập năng lượng
  • Nhóm 3: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ hoạt động vận chuyển
  • Nhóm 4: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp do việc sử dụng thiết bị
  • Nhóm 5: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp do quá trình sử dụng sản phẩm của công ty
  • Nhóm 6: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ các nguồn khác

DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH VÀ BÁO CÁO THEO ISO 14064:2018 CỦA KNA

KNA CERT cung cấp dịch vụ hướng dẫn kiểm kê, đo lường khí nhà kính và lập báo cáo theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018. Cụ thể KNA tiến hành đánh giá và xác minh lượng khí nhà kính mà một tổ chức đã/đang hoặc sẽ phát thải trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá trình kiểm kê này được thực hiện để đảm bảo tính chính xác, minh bạch và đáng tin cậy của thông tin về lượng khí nhà kính, đồng thời giúp tổ chức đo lường và quản lý lượng khí nhà kính phát thải của mình.

Các hoạt động kiểm kê khí nhà kính bao gồm đánh giá phạm vi kiểm kê, thu thập dữ liệu về các loại khí nhà kính và các hoạt động phát thải của tổ chức, đánh giá rủi ro, xác định các điểm chưa chắc chắn trong quá trình kiểm kê, xác minh dữ liệu và đưa ra báo cáo.

kiểm kê khí nhà kính 2

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064 là một tài liệu quan trọng để tổ chức thông báo về lượng khí nhà kính mà họ đã phát thải trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Báo cáo này cung cấp thông tin chi tiết và đáng tin cậy về lượng khí nhà kính, từ đó giúp tổ chức đưa ra các kế hoạch giảm phát thải và cải thiện hiệu quả quản lý môi trường.


QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH VÀ BÁO CÁO THEO ISO 14064 CỦA KNA TỪ A-Z1.

1: Xác định phạm vi hoạt động và phương pháp kiểm kê khí nhà kính

  • Xác định các hoạt động phát thải khí nhà kính
  • Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính
  • Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở (Xem thêm Quy định tại Phụ lục II.1 Thông tư 17/2022/BTNMT)

2: Thu thập số liệu phát thải khí nhà kính

  • Lựa chọn hệ số phát thải để kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được áp dụng theo Danh mục hệ số phát thải do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
  • Số liệu hoạt động cho từng nguồn phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được lựa chọn và thu thập theo quy định tại Phụ lục II.2 Thông tư 17/2022/BTNMT.

3: Tính toán báo cáo kiểm kê khí nhà kính

  • Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở căn cứ vào phương pháp kiểm kê khí nhà kính đã lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2022/BTNMT.
  • Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được tính toán dựa vào các biểu mẫu bao gồm các bảng tính về số liệu đầu vào, số liệu hoạt động, hệ số phát thải, lượng phát thải, hệ số làm nóng lên toàn cầu cho tất cả các hoạt động phát thải khí nhà kính của cơ sở.

kiểm kê khí nhà kính

4: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính

  • Xác định và đánh giá các ranh giới hoạt động của cơ sở
  • Xác định và đánh giá về trách nhiệm, quyền hạn của những người được ủy quyền triển khai kiểm kê khí nhà kính
  • Xác định, áp dụng và đánh giá việc đào tạo tương ứng cho các thành viên thực hiện kiểm kê khí nhà kính
  • Xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí nhà kính
  • Định kỳ kiểm tra độ chính xác của các phương tiện đo
  • Lựa chọn và kiểm tra các phương pháp luận định lượng, gồm cả các số liệu hoạt động khí nhà kính và các hệ số phát thải khí nhà kính;
  • Hướng dẫn xây dựng và bảo trì hệ thống thu thập số liệu
  • Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở
  • Hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng và kiểm định thiết bị đo
  • Hướng dẫn ánh giá nội bộ và tiến hành kiểm tra kỹ thuật định kỳ

5: Lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Giúp doanh nghiệp xác định 3 yếu tố chính:

  • Quyết định ai sẽ quan tâm đến dữ liệu phát thải khí nhà kính của bạn (ví dụ: khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên)
  • Quyết định nơi công bố thông tin (ví dụ: báo cáo quản lý nội bộ, trang web của công ty, bảng câu hỏi của nhà cung cấp và đấu thầu)
  • Quyết định cách báo cáo lượng khí thải nhà kính của bạn

>>> Hỗ trợ Báo cáo kiểm kê Khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Để nhận báo giá dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 hoặc email:salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan