CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Hướng dẫn Đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tỏ ra lúng túng khi Trung Quốc ban hành các quy định mới dành cho hàng hóa nước ngoài nhập khẩu. Bài viết dưới đây hướng dẫn cụ thể Cách đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc.


Hướng dẫn Đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc


TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, với dân số hơn 1,4 tỷ người, đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về nông sản, việc tiếp cận được thị trường này mở ra cơ hội rất lớn cho hàng hóa và doanh nghiệp của Việt Nam.

Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường quan trọng đối với nông thủy sản của Việt Nam. Trung Quốc hiện đang là thị trường:

  • Đứng thứ 1 về cao su, rau quả, gạo và sắn các loại
  • Đứng thứ 2 về hạt điều
  • Đứng thứ 3 về thủy sản
  • Đứng thứ 4 về chè
  • Đứng thứ 12 về cà phê
  • ...

Đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.

Nhất là khi Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (có hiệu lực từ năm 2010) thì hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới còn nhiều tiềm năng, dư địa tăng trưởng để phục vụ nhu cầu tiêu thụ rất lớn của thị trường này.


TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

Ngày 13/3/2018, Quốc hội Trung Quốc thông qua cơ cấu tổ chức chính phủ trong đó Tổng Cục Giám sát chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch quốc gia Trung Quốc - AQSIQ bị giải thể và Vụ Kiểm dịch động thực vật, Vụ An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu được chuyển sang một Cơ quan cấp bộ trực thuộc Chính phủ Trung Quốc là Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Theo đó, nhiệm vụ đánh giá nguy cơ dịch hại và an toàn thực phẩm, dịch bệnh để mở cửa thị trường cho các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc sẽ được giao cho GACC.

Hướng dẫn Đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 14/4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". Lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc tuân theo những quy định mới.


18 NHÓM SẢN PHẨM CẦN ĐĂNG KÝ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC

Theo Điều 7 của Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung quốc (GACC), những thực phẩm có nguồn gốc thực vật sau đây phải đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc gồm:

  1. Thịt và các sản phẩm từ thịt
  2. Vỏ ruột
  3. Sản phẩm thủy sản
  4. Sản phẩm từ sữa
  5. Yến sào và sản phẩm từ tổ yến
  6. Sản phẩm từ ong, trứng và các sản phẩm từ trứng
  7. Chất béo và dầu thực phẩm
  8. Bột mì
  9. Ngũ cốc ăn liền
  10. Sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha
  11. Rau tươi và khô
  12. Đậu khô
  13. Gia vị
  14. Các loại hạt và hạt giống
  15. Trái cây sấy khô
  16. Hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang
  17. Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt
  18. Thực phẩm chức năng

Lưu ý: Với những sản phẩm không thuộc 18 loại đã nêu phải tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện đăng ký.


DOANH NGHIỆP NÀO PHẢI ĐĂNG KÝ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC?

Các doanh nghiệp thuộc những loại hình dưới đây có thể đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc:

  • PP – Doanh nghiệp sản xuất/chế biến
  • CS – Doanh nghiệp kho lạnh
  • DS – Doanh nghiệp kho thường

Lưu ý: Doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm không đăng ký theo hướng dẫn này (tức là không theo Lệnh 248). Doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin qua hệ thống quản lý hồ sơ đăng ký và nộp đơn đăng tại website http://ire.customs.gov.cn/.


HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC

Bước 1: Doanh Nghiệp gửi đề nghị đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc

Doanh nghiệp gửi thông tin tiếng Anh qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn để đề nghị Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp tài khoản cho doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp tự đề xuất username và password mong muốn. Các thông tin bắt buộc phải có trong đề nghị này bao gồm:

  • Số đăng ký: Là số đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam/mã số thuế.
  • Workplace: Là tên tiếng Anh của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Contact: Bao gồm tên người liên lạc, số điện thoại, địa chỉ liên lạc, email, loại hàng hóa dự định xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp tài khoản cho doanh nghiệp

Cục Bảo vệ thực vật sau khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện việc cấp tài khoản cho Doanh nghiệp trên Website https://cifer.singlewindow.cn. Đồng thời đơn vị này cũng thông báo để doanh nghiệp biết tài khoản đã được cấp bao gồm user name và password.

Bước 3: Doanh nghiệp đăng ký online xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Sau khi nhận được thông báo của Cục Bảo vệ Thực vật, doanh nghiệp truy cập vào Website https://cifer.singlewindow.cn và sử dụng account và password do Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp để thực hiện đăng ký online xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc. Những thao tác sẽ được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu hướng dẫn của GACC được gửi kèm trong Email.

Lưu ý: Mỗi lần đăng ký chỉ được một nhóm sản phẩm theo phân loại của GACC. Trong trường hợp bạn muốn đăng ký 2 nhóm sản phẩm trở lên thì phải thực hiện lại đúng quy trình các bước như đăng ký ở lần 1.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền xác nhận và chuyển thông tin cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC)

Hồ sơ được gửi đi, Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ kiểm tra và nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ tiến hành gửi tới GACC.

Bước 5: Doanh nghiệp theo dõi kết quả

Doanh nghiệp phải theo dõi quá trình đăng ký và nhận phản hồi từ Cục Bảo Vệ Thực Vật cũng như GACC trực tiếp trên Website https://cifer.singlewindow.cn bằng tài khoản đã đăng ký ban đầu


DANH SÁCH TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Bản cam kết của doanh nghiệp

Theo Mẫu số 02 của Công văn số 953/BVTV-ATTP ngày 13/03/2022 về cập nhật một số nội dung đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu theo Lệnh 248 của Trung Quốc.

  1. Sơ đồ/quy trình sản xuất

Bbao gồm các điểm kiểm soát tới hạn - CCP và các biện pháp kiểm soát mối nguy đang được thực hiện); 

  1. Một số loại chứng nhận giúp Cục BVTV xác nhận cho doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
  • Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
  • Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
  • Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC)
  • Giấy chứng nhận Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)
  • Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT
  • Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT
  • hoặc loại giấy chứng nhận tương đương

Lưu ý: Chỉ cần có một trong các loại giấy trên, không cần có tất cả

→ Nếu có nhu cầu chứng nhận và sở hữu các loại chứng chỉ trên, Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA. Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, KNA cung cấp dịch vụ chứng nhận cho ngành công nghiệp thực phẩm với quy trình đạt chuẩn và tiết kiệm chi phí tối đa.

  1. Một số tài liệu trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp thay đổi thông tin đăng ký (Điều 19, Lệnh 248), doanh nghiệp phải cung cấp cho GACC:

  • Bảng đối chiếu thông tin thay đổi.
  • Các tài liệu chứng minh liên quan đến thông tin thay đổi

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Để tìm hiểu thêm về Cách đăng ký hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan