CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Có thể thấy được việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 22000 về Hệ thống An toàn Thực phẩm từ lâu đã giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo được sự uy tín cũng như giúp nâng cao được năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

>>> Dịch vụ chứng nhận ISO 22000


Vấn đề An toàn Thực phẩm hiện nay đang trở thành vấn đề nóng hầu hết trên toàn cầu. Các doanh nghiệp làm ăn chân chính đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc chứng minh sản phẩm họ sản xuất ra đảm bảo an toàn thực phẩm cho khách hàng. Việc lựa chọn được phương pháp Quản lý An toàn Thực phẩm phù hợp với sản phẩm, công nghệ cũng như trình độ của nhân viên cũng như định hướng phát triển của Doanh Nghiệp cũng là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao uy tín và cạnh tranh phát triển một cách bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

bộ tiêu chuẩn iso 22000 nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm


Một trong những cách tiếp cận đang được các nước trên thế giới áp dụng chính là việc đảm bảo an toàn thực phẩm từ trang trạng cho đến bàn ăn. Bằng việc loại trừ cũng như kiểm soát các mối nguy hại trong chuỗi cung ứng thực phẩm cũng như mối nguy về an toàn thực phẩm có thể là mối nguy hiểm vật lý và hóa học cũng như sinh học. Chúng có thể phát sinh và tồn tại trong thực phẩm rất lâu và khiến việc mất an toàn thực phẩm có thể được ngăn ngừa.

Theo đó, ISO 22000 có tên gọi đầy đủ là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Điều này có nghĩa tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có tác động, trực tiếp hay gián tiếp tới an toàn thực phẩm, từ các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, lưu trữ, vận chuyển, phục vụ thực phẩm đến cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, vật liệu bao gói, thiết bị...

Việc các tổ chức, doanh nghiệp có tiến hành áp dụng Hệ thống An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 trải qua một quy trình dài để cho ra hiệu quả lâu dài. Trong đó việc đòi hỏi những nhân tố nhất định như: Nhận thức chung của lãnh đạo và thành viên về vai trò và tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo vệ sinh, an toàn và chất lượng thực phẩm; Cam kết của lãnh đạo trong việc cung cấp nguồn lực cho việc xây dựng và duy trì hệ thống…

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 có đưa ra được những yêu cầu một cách toàn diện và có thể có liên quan đến việc cung cấp, bố trí cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như dụng cụ và môi trường đến kiến thức và nhận thức của mỗi cá nhân. Một cơ sở có tiến hành áp dụng ISO 22000 có khá nhiều việc cầ phải làm hơn so với những cơ sở không tiến hành áp dụng tiêu chuẩn này. Từ việc đầu tư huấn luyện cho đến xây dựng quy trình và thực hiện việc giám sát.

Xét từ góc độ đó rõ ràng cần có những chi phí nhất định cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nếu so với các lợi ích mà nó mang lại thì các chi phí này là rất đáng đề “đầu tư”.

ISO 22000:2018 để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2018, là phiên bản mới nhất đã được sửa đổi từ phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên phát hành vào năm 2005. Tiêu chuẩn này được cập nhật mới với cấu trúc cấp cao của ISO và được sửa đổi để đáp ứng mọi thách thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Theo: VietQ.vn

Chia sẻ

Tin liên quan