Chứng nhận ISO 9001:2015 cho Công ty TNHH HQSOFT
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm phân phối và bán lẻ. Mới đây Công ty TNHH HQSOFT đã nhận được chứng nhận ISO 9001 từ KNA Cert cấp vớ...
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi vẫn còn tồn tại những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt khi áp dụng ISO 22000:2018. Vậy những khó khăn đó là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc đó.
Không ít người có tâm lý ngại thay đổi do những thói quen cũ đã ăn sâu vào tiềm thức. Trong khi đó một trong những nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 lại là “Cải tiến”. Tâm lý không tốt này đã trở thành cản trở lớn khi áp dụng ISO 22000.
Thiếu cam kết từ lãnh đạo cao nhất là một trong những rào cản hàng đầu đối với việc xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) và tính bền vững của hệ thống này sau đó. Nguyên nhân dẫn tới khó khăn này có thể do lãnh đạo chưa có đủ năng lực, mới thay đổi lãnh đạo hoặc sự cống hiến của lãnh đạo chưa cao đối với mục tiêu an toàn thực phẩm. Nếu không có sự hợp tác hoặc hỗ trợ tối đa từ phía lãnh đạo thì rất khó áp dụng ISO 22000 thành công.
Rào cản tới từ sự phản đối của nhân viên chủ yếu bắt nguồn từ nỗi sợ hãi do thiếu thông tin về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất phát từ việc nhân viên tin tưởng vào sự khó khăn khi thay đổi tư duy với các chương trình chất lượng. Điều đó làm cho sự hiểu biết và hỗ trợ của nhân viên trở nên quan trọng trong việc thực hiện ISO 22000.
Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp không biết mình cần xây dựng những loại thông tin dạng văn bản nào dẫn tới khó khăn trong việc triển khai áp dụng sau đó. Rào cản này là do sự thiếu hiểu biết về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, năng lực của nhân viên chưa cao, thiếu đào tạo và tinh thần công nhân thấp. Ngoài ra, để áp dụng thành công ISO 22000, doanh nghiệp cần chú trọng tới việc đánh giá nội bộ để kiểm soát sự tuân thủ so với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Thiếu các ban tư vấn phù hợp về ISO 22000 có thể là một rào cản lớn đối với việc hiểu và giải thích đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Rào cản này có thể xuất phát từ việc tổ chức, doanh nghiệp không có đủ kinh phí để thuê các chuyên gia tư vấn hoặc lựa chọn sai đơn vị tư vấn khiến cho những khuyến nghị đưa ra không thực sự hiệu quả hoặc phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp.
Để hiểu một cách đúng đắn về tiêu chuẩn ISO 22000, đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp phải đầu tư thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi về tiêu chuẩn và phương pháp quản lý mới. Việc quá nóng vội không thể đem lại kết quả tích cực, thậm chí có thể có thể gây ra các sai lầm. Trên thực tế, một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi phân bố thời gian trong quá trình xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Thiếu nguồn tài chính có thể là một trở ngại nghiêm trọng cho việc triển khai thực hiện ISO 22000. Kinh phí là cần thiết để thiết lập các chương trình đào tạo, cung cấp nguồn lực chất lượng, đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, trả tiền cho các chuyên gia tư vấn bên ngoài, chuyên gia đánh giá và để tiến hành chứng nhận ISO 22000. Các khó khăn về tài chính là những rào cản thực sự, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi áp dụng một hệ thống quản lý. Sự trợ giúp từ Chính phủ và các tổ chức thương mại không đủ để tạo nên một sự thay đổi trong các doanh nghiệp này.
Để áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, doanh nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn về việc không đủ mặt bằng nhà xưởng và trang thiết bị quy định, nhà xưởng không sạch sẽ, trang thiết bị cũ và thiếu vệ sinh. Thậm chí tại một số vùng, các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc có được đường cung cấp nước sạch và đường dẫn thoát nước thải, hay hệ thống điện ổn định để chạy các thiết bị đảm bảo an toàn. Điều này làm cho việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chắp vá, thiếu đồng bộ, dẫn đến lợi ích mà các hệ thống quản lý đem lại không nhiều, làm chủ doanh nghiệp thiếu kiên nhẫn khi áp dụng ISO 22000.
Thiếu nguồn nhân lực có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ISO 22000. Rào cản này là hệ quả của việc đào tạo nhân viên không đầy đủ hoặc nhân viên không đủ kiến thức tổng thể về các chương trình chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp.
>>>> Chứng chỉ ISO 22000:2018 được Công nhận Toàn Cầu
Để tìm hiểu thêm về Chứng nhận ISO 22000 Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com