Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Thời gian qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã cùng phổ biến và hướng dẫn cho khoảng 10 ngàn Doanh Nghiệp Việt áp dụng và duy trì hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO. Hầu hết hiện nay các Doanh nghiệp có tiếng trên thị trường Việt Nam đều đã áp dụng và được chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001, ISO 22000 vv.
Ảnh minh họa
Trên thực tế nhiều Doanh Nghiệp đã có chứng nhận ISO 9001 nhưng vẫn có còn nhiều lung túng khi xử lý các sự cố gây gián đoạn hoạt động và ảnh hưởng đến khách hàng cùng các bên liên quan và làm giảm danh tiếng của Công ty thậm chí xa hơn còn làm ảnh hưởng đến an toàn, trật tự xã hội….
Tiểu ban kỹ thuật ISO/TC 223 – An ninh xã hội đã xây dựng tiêu chuẩn ISO 22301 và khuyến nghị các thành viên ISO áp dụng. Hiện, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang chuyển dịch và trình Bộ Khoa học và Công nghệ áp dụng nguyên xi và đồng bộ Tiêu chuẩn này giống như các bộ Tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000… Tiêu chuẩn này được áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh liên tục, trong các ngành nghề chính yếu như: Bưu chính viễn thông (internet, các đường truyền…); Hàng không, hàng hải (quản lý bay, quản lý tần số và thời gian để điều hành các chuyến bay và xác định tọa độ…); Giao thông vận tải (Đường sắt, đường bộ…); Cung cấp điện; Cung cấp nước; Cung ứng sản phẩm (Liên tục); Cung ứng dịch vụ (Liên tục); Các hệ thống sản xuất tự động; Dịch vụ y tế…
Giảm thiểu rủi ro: Giúp nhận biết các rủi ro tồn tại; Hỗ trợ phân tích các rủi ro.
Giảm thiểu thời gian gián đoạn (downtime): Hướng dẫn triển khai các chiến lược phục hồi có hiệu quả; Giảm thời gian gián đoạn tăng doanh thu và mang lại các giá trị dài hạn.
Gìn giữ thương hiệu và danh tiếng: Giúp bảo vệ thương hiệu, duy trì các giá trị của doanh nghiệp, tổ chức; Phản ứng nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả khi gặp phải các sự cố.
Cải thiện tính sẵn sàng: Cải thiện sự sàng đối mặt trong các thảm họa; Giúp thiết lập qui trình để duy trì và cập nhật kế hoạch cho sự liên tục cải thiện tính sẵn sàng.
Ngoài những nguyên nhân khách quan có thể là: bão gió, lũ lụt, động đất, sóng thần, hỏa hoạn, đình công biểu tình, chiến tranh, thiên tai dịch họa, bị phá hoại, mất điện, mất nước, mất đường truyền… thì còn những nguyên nhân chủ quan. Đó có thể là: sai lỗi của hệ thống vận hành sản xuất hay cung cấp dịch vụ; máy móc hư hỏng, người điều hành mắc sai lầm…
Mỗi khi các sự cố xảy ra dù là do nguyên nhân nào thì cũng gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan. Vì vậy, việc áp dụng ISO 22301 là rất cần thiết để doanh nghiệp chủ động ứng phó, giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại.
Doanh nghiệp cần xác định được những vấn đề như các sự cố khách quan đã xảy ra với doanh nghiệp (có thể xếp theo thứ tự, ví dụ: thiệt hại về kinh tế, thương vong, thời gian ngừng sản xuất, chi phí khắc phục sự cố…), các sự cố chủ quan do lỗi của chính doanh nghiệp, có thể xếp theo tần suất xảy ra, thiệt hại về tài chính, nhân lực, thời gian và chi phí khắc phục sự cố…, các sự cố có khả năng xảy ra cả khách quan lẫn chủ quan.
Theo khảo sát, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp thường bị động khi gặp sự cố nên mức thiệt hại thường lớn. Dù doanh nghiệp đã áp dụng và được chứng nhận ISO 9001 (trong ISO 9001 có điều khoản khắc phục và phòng ngừa) nhưng cũng chưa thật chú trọng hành động này. Một số doanh nghiệp khá hơn thì có tổ chức diễn tập hàng năm hoặc khi cần thiết với các tình huống giả định như hỏa hoạn, lũ lụt… Mọi hành động trên không giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó có hiệu quả với các sự cố cho nên việc áp dụng ISO 22301 như một hệ thống độc lập hay kết hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001… là rất cần thiết để doanh nghiệp luôn chủ động đối phó với các sự cố, giảm thiểu mọi thiệt hại về tài lực và nhân lực, tạo dựng niềm tin và uy tín với khách hàng và các bên liên quan. |