Workshop "Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon, lộ trình và hướng dẫn khai báo CBAM"
Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm vững các yêu cầu và quy trình khai báo CBAM, KNA CERT tổ chức Workshop chuyên sâu về Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon và cung c...
Một giải pháp được nhiều đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn là áp dụng các giải pháp theo tiêu chuẩn GAP , tiêu chuẩn BRC nhằm kiểm soát hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh của các Hiệp hội bán lẻ trên thế giới.
Tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural practices): là tiêu chuẩn ra đời của chương trình an toàn thực phẩm thế giới trong diễn đàn kinh doanh thực phẩm thế giới tổ chức vào tháng 5 năm 2000
Mục tiêu của chương trình an toàn thực phẩm thé giới này là :
Tiêu chuẩn GAP được thiết lập kiểm soát từ những khâu đầu tiên của việc nuôi trồng và phương pháp đảm bảo cung cấp thực phẩm đạt yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn GAP quy định các yếu tố cần thoeest để thực hành nuôi trồng tốt cho việc sản xuất các sản phẩm nông trại, như rau củ quả, trái cây, hạt giống, các sản phẩm thủy sản, gia súc, trứng , thịt ,…
Các sản phẩm kể trên muốn được bán trực tiếp vào các siêu thị ở Mỹ, EU thì các doanh nghiệp cung cấp cần phải quan tâm áp dụng tiêu chuẩn GAP từ khâu sản xuất, chăn nuôi, tiêu chuẩn GMP và tiêu chuẩn HACCP là khâu chế biến, đóng gói và vận chuyển.
Tiêu chuẩn GAP bắt buộc các đơn vị, doanh nghiệp phải phân tích những mối nguy xuất phát từ nước, đất, phân bón, thức ăn,… tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến vật nuôi cây trồng. nhờ có việc xác định này sẽ giúp họ đưa ra cách thức kiểm soát làm giảm thiểu các mối nguy này
Muốn kiểm soát tốt thì phải chú trọng từ những khâu: chuẩn bị đất, môi trường ban đầu, đầu vào cho canh tác, nuôi trồng, thu hoạch và vận chuyển.
Tiêu chuẩn GAP cũng yêu cầu kiểm soát đối với các nhân công thực hiện trong nuôi trồng và thu hoạch.
Tiêu chuẩn BRC ( British Retail Consortium ) : là tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ của Anh. Tiêu chuẩn này được ra đời và phát triển để giúp các nhà bán lẻ đáp ứng được đầy đủ các luật định và bảo vệ người tiêu dùng trước vấn đề về thực phẩm bằng cách cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm bán lẻ
Tiêu chuẩn BRC đánh giá cơ bản các yêu cầu về vấn đề sản xuất và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Tiêu chuẩn BRC yêu cầu về mặt sản xuất công ty phải được chứng nhận về HACCP
Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp bạn kiểm soát được dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp các loại hạt giống, cây trồng, thu hoạch và chế biến cho đến khâu cuối cùng là tay người tiêu dùng
Tiêu chuẩn BRC đưa ra các yêu cầu chung cho việc kiểm soát từ nông sản đầu vào chứ không cụ thể và chặt chẽ như tiêu chuẩn GAP
Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn BRC giúp công ty doanh nghiệp khẳng định được với khách hàng rằng sản phẩm của công ty mình đạt tiêu chuẩn an toàn, được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc và các khâu chế biến. Ngoài ra, tiêu chuẩn BRC giúp công ty kiểm soát tốt hơn về hệ thống quản lý đối với sản phẩm của mình. Thực hiện Tiêu chuẩn BRC cũng là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất. Và đồng thời sẽ có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống cho người nông dân
2 tiêu chuẩn GAP hay BRC đều có điểm chung là hệ thống quản lý và đưa ra các yêu cầu đòi hỏi các công ty phải thực hiện. Thông thường, áp dụng tiêu chuẩn BRC với các công ty chế biến xuất khẩu nông sản với điều kiện các công ty này phải được chứng nhận về HACCP. Còn với tiêu chuẩn GAP thì thường dành cho các công ty hay hợp tác xã, nông trường bán các sản phẩm nông sản cho các đơn vị chế biến khác.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về BRC thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.