Chứng nhận ISO 27001:2022 - Nhận báo giá mới nhất năm 2024
✅ Chứng nhận ISO 27001:2022 - Nhận báo giá mới nhất năm 2023. KNA Cert là đơn vị đi đầu trong việc hỗ trợ dịch vụ ISO 27001:2022 Hệ thống quản lý An toàn thông....
Thủ tục đơn giản – Chi phí hợp lý
Tạo giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp
Có thể thấy giấy chứng nhận GLOBAL G.A.P hiện nay được nhiều tổ chức, doanh nghiệp có tiến hành áp dụng. Đây còn là yêu cầu bắt buộc cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu nông sản ra nước ngoài. Các sản phẩm đạt chứng nhận GLOBAL GAP được quốc tế công nhận như một lời khẳng định mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đủ an toàn và có thể tiêu thụ ở các thị trường khó tính nhất.
GlobalG.A.P là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Global Good Agricultural Practices” có nghĩa là “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu”. Đây là tổ chức hoạt động hướng tới mục tiêu tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu.
Tiêu chuẩn GlobalG.A.P là tiêu chuẩn chứng nhận ra mắt vào ngày 7/9/2007. Tiêu chuẩn GlobalG.A.P được đổi tên từ tiêu chuẩn EurepGAP (Thực hành nông nghiệp tốt tại Châu Âu). Tiêu chuẩn GlobalG.A.P được tạo ra nhằm chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn thực phẩm sản xuất từ nông trại.
>>> Global G.A.P ra mắt chuỗi hành trình sản phẩm V.6
Chứng nhận GlobalG.A.P (GlobalG.A.P certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận GLOBALG.A.P có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận GlobalG.A.P nhằm đánh giá một đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp theo các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP về Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu.
Chứng chỉ GlobalG.A.P được cấp bởi tổ chức chứng nhận có thẩm quyền sau khi doanh nghiệp hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận GlobalG.A.P hợp lệ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.
Các đối tượng sau thuộc phạm vi Chứng chỉ GlobalG.A.P
Tiêu chuẩn GlobalG.A.P IFA là sự kết hợp Thực hành Nông nghiệp Tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và làm vườn. GlobalG.A.P IFA còn tập hợp các khía cạnh bổ sung của chuỗi cung ứng và sản xuất thực phẩm như Quy trình Giám sát Nguồn gốc và Sản xuất Thức ăn hỗn hợp.
Tiêu chuẩn GlobalG.A.P CfP dành cho các loại cây trồng dự kiến sẽ được đông lạnh, làm nước trái cây hoặc sử dụng để chế biến các bữa ăn nấu sẵn… GlobalG.A.P CfP khá giống với GlobalG.A.P IFA trồng trọt, chỉ khác ở cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với an toàn thực phẩm và các quy tắc đánh giá.
Tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo phúc lợi cho động vật trong quá trình vận chuyển từ trang trại đến trang trại và từ trang trại đến nơi giết mổ.
Tiêu chuẩn GlobalG.A.P CoC xác định trạng thái sản phẩm của đơn vị được chứng nhận trong toàn bộ quá trình, từ trang trại đến nhà bán lẻ. GlobalG.A.P CoC đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc xử lý sản phẩm được chứng nhận và sự phân biệt phù hợp giữa sản phẩm được chứng nhận và sản phẩm không được chứng nhận trong các đơn vị vận hành chế biến.
GlobalG.A.P HPSS là một phiên bản được xây dựng dựa trên Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) của Combined Harmonized Standards từ United Fresh, với tính toàn vẹn được hỗ trợ bởi GlobalG.A.P
Tiêu chuẩn GlobalG.A.P CFM xác định các điểm kiểm soát và tiêu chí tuân thủ để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp, mua nguyên liệu và thành phần thức ăn cho thức ăn hỗn hợp.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về GLOBAL GAP thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.
Để được cấp chứng nhận GlobalG.A.P thì sản phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:
Doanh nghiệp không bắt buộc phải chứng nhận GlobalG.A.P cho sản phẩm nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp tự nguyện đăng ký chứng nhận GlobalG.A.P nhờ những lợi ích mà con dấu quốc tế này mang lại như sau:
Để được phép sử dụng dấu GlobalG.A.P hợp lệ, doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận GlobalG.A.P. Ở bước đầu tiên này, doanh nghiệp phải khai báo những thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu mà tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận GlobalG.A.P.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận GlobalG.A.P của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận trong đó có kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Ở bước này doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đánh giá chứng nhận
Đánh giá giai đoạn 1 là đánh giá sơ bộ. Đánh giá viên sẽ xem xét tài liệu của doanh nghiệp để kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn GlobalG.A.P chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của việc áp dụng GlobalG.A.P theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận
Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách lỹ lưỡng hơn. Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp GlobalG.A.P của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định
Ngoài hoạt động đánh giá hiện trường, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để chắc chắn rằng tiêu chuẩn GlobalG.A.P được áp dụng một cách hợp chuẩn. Tổ chức chứng nhận có quyền yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu khi cần thiết
Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận GlobalG.A.P có hiệu lực trong vòng 01 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)
Sau 1 năm hết hiệu lực nếu Doanh Nghiệp của bạn vẫn muốn duy trì chứng nhận thì tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 1 năm.
>>> Doanh nghiệp nên áp dụng GAP hay tiêu chuẩn BRC
Tổ chức chứng nhận sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo tiến trình chứng nhận diễn ra theo đúng kế hoạch.
Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận GlobalG.A.P. Câu trả lời của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalG.A.P hay không. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nhân viên đều biết cuộc đánh giá diễn ra khi nào để có mặt đầy đủ, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò như thế nào trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, quy trình để chứng minh sự tuân thủ trong quá trình sản xuất – kinh doanh sản phẩm.
Ngoài việc thẩm duyệt hệ thống tài liệu liên quan tới sản phẩm, đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận còn thực hiện kiểm tra hiện trường cơ sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn được áp dụng cả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục hết những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.
Để hoàn thành chứng nhận GlobalG.A.P, doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí bao nhiêu? Thực tế, rất khó để có thể trả lời câu hỏi này một cách cụ thể bởi chi phí đánh giá GlobalG.A.P phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về cơ bản, chi phí chứng nhận GlobalG.A.P trong vòng 1 năm thường bao gồm:
Lưu ý: Các chi phí trên sẽ phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp:
Như vậy, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận GlobalG.A.P khác nhau.
Miễn phí một số dịch vụ đi kèm:
✅⭐ Dịch vụ trọn gói | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Nhận chứng chỉ nhanh | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |