CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Chứng nhận REACH và RoHS các Doanh Nghiệp xuất khẩu sang EU cần biết

Bạn có bao giờ để ý trên bao bì một số sản phẩm có những dòng chữ viết tắt ROHS & REACH không ? Hầu hết mọi người sẽ liên tưởng đến những dấu chứng nhận về tuân thủ những tiêu chuẩn do chúng được ghi chú kèm theo với những chứng nhận tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên không nhiều người biết được những khái niệm chứng nhận ROHS & REACH này đại diện cho những quy định, quy chuẩn nào. Cùng KNA tìm hiểu xem nhé !


RoHS là gì?

Quy định REACH và RoHS là hai trong số những điều luật quan trọng nhất được Nghị  viện Châu Âu thông quatháng 6/2007 và tháng 7/2006. Trong đó, Quy định REACH là quy định cao nhất.

Trong quản lý hoá chất và có phạm vi điều chỉnh liên quan đến nhiều ngành công nghiệp. Theo Quy định này, tất cảcác hoá chất, bao gồm cả những chất hiện hữu và những chất mới, được sản xuất với khối lượng lớn hay được coi là có nguy cơ đối với sức khoẻ con người và môitrường sẽ phải đăng ký với Cục Hoá chất Châu Âu (ECHA).

RoHS là gì ?

Được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. ROHS là tiêu chuẩn được viết tắt từ cụm từ Restriction Of Hazardous Substances là tiêu chuẩn nhằm hạn chế một số chất nguy hại có liên quan. Hiện nay các nước Châu Âu có yêu cầu có chứng nhận này khi muốn xuất hàng sang. ROHS  nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại có trong các sản phẩm điện và điện tử.

Chính vì vậy mà tất cả sản phẩm điện – điện tử được bán tại thị trường Châu Âu bắt buộc phải tuân thủ bộ tập hợp các tiêu chẩn này.

Chỉ thị ROHS có quy định sáu chất độc hại cần tuân thủ trong việc hạn chế sử dụng như sau:

  • Chì (Pb): Chì là chất được sử dụng chính trong sản xuất pin, tivi và màn hình máy tính.
  • Thủy ngân (Hg): Thủy ngân được sử dụng trong các nhà máy sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in…
  • Cadmium (Cd): Cadmium được sử dụng trong sản xuất pin cadmium mạ kền, mạ điện, chất nhuộm, hợp kim hàn, hệ thống cảnh báo,…
  • Crom hóa trị 6 (Cr, Hexavalent Chromium): Crom hóa trị 6 được sử dụng trong công nghệ in ảnh, sơn, nhựa, sản xuất thép không gỉ…
  • Polybrominated Biphenyls (PBBs – một hợp chất của Brom): Hợp chất này được sử dụng sản xuất các bọt nhựa, chất dẻo có trong các thiết bị điện trong nhà…
  • Polybrominated Biphenyls Ethers (PBDEs – một hợp chất của Brom): Hợp chất này được sử dụng trong thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in, tụ điện…

Những sản phẩm cần chứng nhận ROHS:

Hiện nay tiêu chuẩn ROHS có quy định 11 nhóm sản phẩm cần áp dụng chứng nhận này bao gồm có:

Đồ gia dụng lớn

  • Đồ gia dụng nhỏ
  • Thiết bị viễn thông và IT
  • Thiết bị tiêu dùng
  • Thiết bị chiếu sáng
  • Dụng cụ điện và điện tử
  • Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí
  • Dụng cụ y khoa
  • Dụng cụ kiểm soát và quan sát
  • Máy chế biến tự động
  • Thiết bị bán dẫn

REACH là gì ?

Quy định thứ 2 hay đi kèm với ROHS chính là REACH. Đây là quy định được viết tắt dưới cụm từ Registration (đăng ký), Evaluation (đánh giá), Authorization (cấp phép), Restriction (hạn chế). Đây là hệ thống đăng ký, đánh giá và cấp phép cho các sản phẩm chứa hóa chất được cho là có nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe con người, được Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng trên thị trường EU.

REACH được lập ra nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường xung quanh bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất thị trường trong nước.

Muốn thâm nhập thị trường EU cần REACH và RoHS ?

Sau khi kí hiệp định EVFTA với Eu thì hàng hóa của Việt Nam có nhiều cơ hội được xuất sang Châu Âu. Tuy nhiên những rào cản của Châu Âu đặt ra khá nghiêm cần các nước phải tuân thủ. Reach và RoHS là hai trong số những quy định phúc tạp của EU mà hàng hóa của Việt Nam cần phải vượt qua nhất là những Doanh nghiệp kinh doanh, xuất nhập khẩu hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.

Theo quy định của REACH và RoHS, các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng hóa chất phải đảm bảo các hóa chất đó không gây hại cho con người và môi trường.

Quy định này dường như ảnh hưởng đến hầu hết các hàng hóa của Việt Nam bao gồm cả những mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất cả nước như hàng may mặc, in, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử vv. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu này, các DN VN xuất khẩu hàng hóa vào EU cần phải nâng cấp hệ thống quản lý đối với các chất hóa học trong sản xuất.


Đối với thị trường EU, bạn cần phải nắm rõ thông tin mặt hàng của mình dựa
trên quy định EU REACH điều lệ (EC) Số 1907/2006.

Bằng cách cung cấp cho khách hàng tại EU một bản Tuyên ngôn Tuân thủ, bạn sẽ chứng minh được sản phẩm của mình là hợp pháp.


Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì khi tuân thủ các quy định REACH và chỉ thị RoSH?

Có thể nói hai quy định REACH và RoHS có tác động đến hầu hết các Doanh Nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU trong đó có Việt Nam. Với những hàng hóa có chứa hóa chất ở dạng bắt buộc phải có hoặc dạng hóa chất phái sinh ngoài ý muốn. Ngoài ra, quy định RoHS còn được hiểu như một rào cản kỹ thuật. Hàng hóa xuất khẩu vào EU đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này.

Việc trang bị cho DN kiến thức, kinh nghiệm đầy đủ nhất về quy định REACH và RoSH là điều cần thiết đối với tất cả các nhà xuất khẩu VN. Nếu nắm rõ các quy định này, xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU sẽ dễ dàng hơn khi có chứng nhận reach. Mặt khác, các DN xuất nhập khẩu của VN sẽ giảm thiểu được việc nhập khẩu hàng hóa nói chung và thiết bị điện tử nói riêng có hóa chất độc hại.

Chia sẻ

Tin liên quan