Nội dung bài tập về HACCP mới nhất
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là một hệ thống quan trọng giúp đảm bảo an toàn thực phẩm. Để nắm vững kiến thức và ứng dụng hệ thống này, v...
Hiện nay các sản phẩm điện, điện tử vv được các khách hàng yêu cầu cần phải được dán chứng nhận Ce Marking lên các sản phẩm đó. Việc làm này là cần thiết để chứng minh sản phẩm đã được chứng nhận an toàn sử dụng và dễ dàng xuất khẩu đi nước ngoài.
Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa KNA CERT và APPLUS+ Chứng nhận CE
Dấu CE là nhãn hiệu bắt buộc phải có của một sản phẩm để được phép xuất khẩu và lưu hành trên thị trường châu Âu. Các tổ chức Châu Âu không cấp phép sử dụng dấu CE vì nó không thuộc sở hữu của bất kỳ cơ quan cụ thể nào. Các nhà sản xuất trong EU hay ngoài EU đều phải phải tự có trách nhiệm trong việc gắn dấu CE và sử dụng dấu CE đúng cách. Vậy phải trải qua quy trình như thế nào để gắn nhãn CE cho sản phẩm, bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc đó.
Bước 1: Xác định chỉ thị CE hiện hành áp dụng cho sản phẩm của bạn
Không phải tất cả các sản phẩm, hàng hóa đều bắt buộc phải có nhãn dán CE. Thực tế những sản phẩm hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm không cần có chứng nhận CE khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Vì vậy trước khi tiến hành chứng nhận, doanh nghiệp cần xác định xem sản phẩm, hàng hóa của mình có thuộc danh sách sản phẩm phải có dấu CE hay không. Nếu câu trả lời là “Có” thì mới tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.
Cách để xác định sản phẩm của bạn có yêu cầu dấu CE hay không là xem sản phẩm đó có tuân theo một hoặc nhiều trong số 24 chỉ thị CE hay không. Nếu sản phẩm của bạn tuân thủ theo bất kỳ chỉ thị nào trong số này thì có nghĩa là sản phẩm đó cần được đánh dấu CE.
Bước 2: Xác định các yêu cầu hiện hành của chỉ thị áp dụng.
Có tất cả 24 chỉ thị CE, trong mỗi chỉ thị đều nêu rõ các yêu cầu pháp lý hay còn gọi là yêu cầu thiết yếu mà sản phẩm phải tuân thủ. Các sản phẩm khác nhau sẽ phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau phụ thuộc vào loại sản phẩm và mục đích sử dụng của chúng.
Cách tốt nhất để đánh giá xem sản phẩm của bạn có tuân thủ chỉ thị hiện hành hay không và làm thế nào để đạt được sự phù hợp là xem xét Các tiêu chuẩn hài hòa Ủy ban Châu Âu. Doanh nghiệp có thể truy cập “www.newapproach.org” - trang web chính thức của Ủy ban Châu Âu để xem liệu sản phẩm của mình có tồn tại một tiêu chuẩn hài hòa hay không. Một sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn hài hòa được coi là tuân thủ các yêu cầu thiết yếu của chỉ thị hiện hành.
Ngoài ra, các nhà sản xuất có thể dựa vào các tiêu chuẩn khác để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu thiết yếu trong chỉ thị. Nhưng cần lưu ý, riêng với các sản phẩm xây dựng, bắt buộc phải sử dụng các tiêu chuẩn hài hòa.
Bước 3: Xác định xem có cần đánh giá của bên thứ ba về sự tuân thủ hay không
Một số chỉ thị yêu cầu sản phẩm của doanh nghiệp phải trải qua sự kiểm tra và chứng nhận của bên thứ ba để chứng minh sản phẩm đó phù hợp với các yêu cầu thiết yếu hiện hành. Các chỉ thị này liên quan thường liên quan đến những sản phẩm: Thiết bị Y tế, Thiết bị và Hệ thống bảo vệ khí quyển có khả năng cháy nổ, Nhiên liệu Khí đốt, Bình áp suất, Máy móc, Đồ chơi cho trẻ em. Bên thứ ba này phải là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của châu Âu ủy quyền đánh giá sự tuân thủ của sản phẩm với các yêu cầu thiết yếu nêu trong chỉ thị hiện hành.
Nếu doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn hài hòa để xác định sự phù hợp với các yêu cầu thiết yếu hiện hành thì không cần phải thực hiện chứng nhận với tổ chức thứ ba. Trong trường hợp hướng dẫn của chỉ thị CE không yêu cầu đánh giá từ bên thứ ba thì thì doanh nghiệp có thể dựa vào cơ sở sản xuất của họ để tự đánh giá sự phù hợp.
Bước 4: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm
Trong mỗi chỉ thị CE đều có hướng dẫn thủ tục đánh giá sự phù hợp. Các doanh nghiệp tự đánh sự phù hợp thường thuê một cơ sở thử nghiệm để tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp có đầy đủ phương tiện cần thiết để kiểm tra sản phẩm thì có thể tự đánh giá sản phẩm, như vậy sẽ đỡ tốn kém hơn. Còn với những doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng bên thứ ba thì phải chờ vào kết quả đánh giá thực tế của họ. Hoạt động đánh giá bao gồm:
Bước 5: Biên soạn tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật còn gọi là Hồ sơ kỹ thuật hoặc Hồ sơ xây dựng kỹ thuật. Tất cả 24 chỉ thị về đánh dấu CE đều yêu cầu nhà sản xuất phải xây dựng và cung cấp tài liệu kỹ thuật chứa thông tin chứng minh sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của chỉ thị hiện hành. Hồ sơ kỹ thuật bao gồm các giấy tờ sau:
Tài liệu kỹ thuật có thể được cung cấp ở bất kỳ định dạng nào (tức là giấy hoặc điện tử) và phải được lưu giữ trong khoảng thời gian ít nhất 10 năm tính từ khi sản phẩm cuối cùng được sản xuất. Tài liệu kỹ thuật cần được cập nhật, nhất là khi sản phẩm được sửa đổi hoặc tuân theo các quy trình đánh giá sự phù hợp mới. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ này cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền của EU.
Bước 6: Tuyên bố về sự phù hợp của sản phẩm và gắn nhãn CE
Nếu doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất tự tin rằng sản phẩm của họ phù hợp với các chỉ thị đóng dấu CE hiện hành thì có thể đưa ra Tuyên bố về sự phù hợp. Một khi đưa ra tuyên bố có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sản phẩm của mình tuân thủ các chỉ thị hiện hành. Doanh nghiệp nên cung cấp tuyên bố này cho các nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối EU để họ có thể xuất trình cho các cơ quan chức năng tại các quốc gia châu Âu khi cần thiết.
Nội dung của tuyên bố bao gồm:
Sau khi tuyên bố về sự phù hợp thì sản phẩm sẽ được dán nhãn CE. Dấu CE phải được dán vào sản phẩm hoặc trên bảng thông tin sản phẩm, cũng có thể dán vào bao bì hoặc các tài liệu đi kèm. Dấu CE phải dễ nhìn, dễ thấy, kích thước biểu tượng dấu “CE” dù tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên. Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng dễ đọc và kích thước tối thiểu không được nhỏ hơn 5mm. Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất và không thể tẩy xóa mà không để lại dấu vết.
ký hiệu ce là gì gắn lên sản phẩm
Trên đây là toàn bộ quy trình dán nhãn CE cho một sản phẩm. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu.
KNA CERT là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong chứng nhận sản phẩm y tế tại EU và quốc tế. Chúng tôi cung cấp dịch vụ chứng nhận CE nhanh chóng và phù hợp với thiết bị y tế của bạn. Chuyên gia tư vấn của chúng tôi có kiến thức đầy đủ về các tiêu chuẩn phân loại thiết bị y tế của EU, vì vậy nếu bạn không chắc chắn liệu sản phẩm của mình có được phân loại là thiết bị y tế ở Châu Âu hay không, chúng tôi có thể xác nhận cho bạn.
KNA Cert đánh giá CE cho Công ty Kim Tín
KNA Đánh giá CE MARKING cho sản phẩm máy hút thổi cho Công ty TNHH Cơ khí Chế tạo Nam Sơn
Với quy trình chứng nhận của chúng tôi, chúng tôi đảm bảo thiết bị y tế và tài liệu của bạn sẽ đáp ứng tất cả các điều khoản bắt buộc. Tất cả chúng ta cần là thông tin cụ thể của thiết bị y tế và chúng tôi sẽ sắp xếp phần còn lại.