Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Hầu như mọi loại hình kinh doanh hiện nay khi hoạt động ít nhiều đều có những tác động đến môi trường. Vấn đề được đặt ra ở đây chính là cách các Doanh Nghiệp đối phó với vấn đề này ra sao nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động đến môi trường. Chính vì lẽ đó mà bộ tiêu chuẩn ISO 14001 đã ra đời. Trong suốt thời gian hoạt động hiện nay tiêu chuẩn này đã được áp dụng tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và được cấp hơn 140.000 chứng nhận đã được ban hành.
Chính sự linh hoạt và phù hợp trong hầu hết các Doanh Nghiệp với quy mô và số lượng lao động khác nhau mà ISO 14001 đã được áp dụng rộng rãi phổ biến tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau. ISO 14001 đã chỉ ra các yêu cầu trong việc thiết lập một hệ thống để nhằm quản lý và phát triển hơn nữa các vấn đề về môi trường cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Chính bởi vì sự linh động đó mà các loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và cách thức để đạt được các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.
Về hoạt động chứng nhận ISOS 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998. Sau 2 năm ra đời thì từ đó đến nay số lượng tổ chức áp dụng ISO 14001 không ngừng tăng lên. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản.
Nhật Bản là nước đi đầu trong việc bảo vệ môi trường cũng như áp dụng các chuẩn quốc tế đặc biệt là ISO 14001.
Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến phong trào áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam tăng cao.
Hiện nay không chỉ các tổ chức Doanh Nghiệp áp dụng ISO 14001 là Doanh Nghiệp ngoài nước thì trong nước nhận thức của Doanh Nghiệp đã tăng cao và nhận thấy được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nên đã áp dụng ngày một nhiều hơn. Có thể kể đến một số Doanh nghiệp tiêu biểu áp dụng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001.
Ở Việt Nam các Doanh Nghiệp làm ISO 14001 cũng khá đa dạng trong các ngành sản xuất kinh doanh như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn.
Tuy nhiên nêu so với số lượng các doanh nghiệp làm ISO 9001 là khoảng 6000 thì các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường là khá khiêm tốn. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.
Sau hơn 10 năm từ khi có mặt lần đầu tại Việt nam thì những khó khăn và thuận lượi trong việc áp dụng ISO 14001 có thể được tổng quát như sau:
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra các quy định hay tiêu chí mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác Quản lý và một trong những nguyên tắc đó là Doanh Nghiệp phải phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại. Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện.
Trong nhiều năm qua thì luật bảo vệ môi trường đã được cập nhật sửa đổi cho phù hợp với thời điểm và xu thế quốc tế chung. Các đạo luật được thể chế hóa và áp dụng rộng rãi giúp cho việc bảo vệ môi trường được diễn ra tốt hơn.
Bắt đầu từ năm 1993 thì bộ luật quy định về bảo vệ môi trường đã phát triển về cả nội dung lẫn hình thức và được điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành của môi trường. Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.
Với xu thế toàn cầu hóa thì hiện nay các quốc gia nước ngoài đã đầu tư mạnh vào Việt Nam. Con số này không ngừng tăng lên khi điều kiện chính sách của nước ta được đơn giản và tạo điều kiện cho hội nhập quốc tế. Lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn đứng ở mức cao qua các năm.
Xu hướng đầu tư vào Việt Nam kéo theo đó là hàng loạt các yêu cầu về tay nghề, trình độ chuyên môn, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó chính là những cơ hội lớn và thách thức không nhỏ để các Doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.
Nhiều Doanh nghiệp có yêu cầu các nhà cung cấp của họ đảm bảo vấn đề môi trường trong sản xuất kinh doanh và chứng chỉ ISO 14001 được coi như sự đảm bảo cho các yếu tố đó. Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001. Những hoạt động như vậy đã tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện phần lớn từ các công ty nước ngoài, liên doanh, sau đó mở rộng ra các đối tượng là tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày một phát triển thì nhận thức của người tiêu dùng và cộng đồng càng được nang cao. Họ quan tâm nhiều hơn vào việc bảo vệ môi trường và hành động của Doanh nghiệp về vấn đề này. Ngày một nhiều người quan tâm đến ISO 14001 mà các Doanh nghiệp đang áp dụng. Theo chiến lược đến năm 2020 thì hơn 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.
KNA CERT là tổ chức chứng nhận ISO 14001:2015 uy tín nhất hiện nay. Nếu quy Doanh nghiệp có nhu cầu được đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 14001 vui lòng liên hệ hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 14001:2015 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 14001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây. |
✅⭐ Dấu IAF Công nhận Quốc tế | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |