CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

ISO 45001:2018 là gì ? Cấp Chứng Chỉ ISO 45001 Toàn Quốc

Việc Chứng nhận ISO 45001:2018 là giai đoạn cuối cùng của Doanh Nghiệp nhằm chứng minh được hiệu quả của Doanh Nghiệp khi đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Việc đánh giá – chứng nhận này được tổ chức chứng nhận (bên đánh giá thứ 3) đánh giá theo yêu cầu đưa ra của bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Sau khi đánh giá đạt Doanh Nghiệp của bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận ISO 45001 của tổ chức chứng nhận.


Sự khác biệt giữa Tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001

chứng nhận iso 45001:2018


Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?

Số người chết hàng năm về tai nạn lao động theo ước tính của tổ chức lao động quốc tế ILO rơi vào khoảng 7600 người. Việc tổ chức lao động quốc tế ISO cho xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 45001 – Hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp như một bước tiến lớn nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động toàn thế giới.

Với bộ Tiêu chuẩn ISO 45001 này được ban hành sẽ cung cấp một khuôn khổ để cho phép các tổ chức cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách ngăn ngừa thương tích và / hoặc sức khỏe liên quan đến công việc cho người lao động cũng như bằng cách chủ động cải thiện hiệu suất an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & S).

Không chỉ áp dụng đơn lẻ hiệu quả mà bộ Tiêu chuẩn ISO 45001 có thể tích hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và ISO 14001. Việc tích hợp hệ thống 3 tiêu chuẩn này được khá nhiều tổ chức/ doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và trên thế giới áp dụng cho nhiều kết quả kép.

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 áp dụng cho doanh nghiệp nào ?

Tất cả mọi doanh nghiệp khi hoạt động đều có con người điều hành và chi phối. Chính vì thế mà tiềm ẩn mối nguy hiểm, rủi ro mất an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Chính vì thế bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ra đời đáp ứng được cho mọi doanh nghiệp, tổ chức thuộc mọi ngành nghề và quy mô khác nhau. Mục đích của họ nhằm thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống qunr lý OH&S giúp cải thiện sức khỏe, an toàn lao động đồng thời loại bỏ được các nguy cơ và giảm thiểu tối đa những rủi ro OH&S cho người lao động tại Doanh Nghiệp.

Cấu trúc của Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 mới nhất 2023

Tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản. ISO 45001 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu phải đáp ứng khi áp dụng cho hệ thống quản lý OH & S.

Điều khoản từ 1-3 liên quan đến phạm vi, tài liệu viện dẫn rồi giới thiệu ko phải điều khoản bắt buộc còn từ điều khoản 4 đến 10 là bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện để chứng minh hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với hệ thống iso 45001:

  • Điều khoản 4:Bối cảnh của Tổ chức.
  • Điều khoản 5:Lãnh đạo và tham gia của mọi người.
  • Điều khoản 6:Lập kế hoạch cho hệ thống OH & S.
  • Điều khoản 7:Hỗ trợ.
  • Điều khoản 8:Hoạt động.
  • Điều khoản 9:Đánh giá hiệu suất.
  • Điều khoản 10:Cải tiến

 chứng nhận iso 45001:2018

Điều khoản

Nội dung

Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức

Điều khoản 4 yêu cầu mỗi tổ chức phân tích và hiểu bối cảnh hoạt động của mình. Bao gồm bên ngoài lẫn bên trong và hiểu nhu cầu của các bên quan tâm.

Doanh nghiệp cần xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S.

Điều khoản 5: Lãnh đạo và tham gia của mọi người

Điều khoản này yêu cầu cam kết của lãnh đạo và sự tham gia của tất cả nhân viên. Điều này nhấn mạnh rằng yêu cầu sức khỏe và an toàn sẽ là quan tâm của cả tổ chức.

Điều khoản 6: Lập kế hoạch cho hệ thống OH & S

Tiêu chuẩn ISO 45001 mới nhất năm 2023 đặt việt lập kế hoạch làm trọng tâm. Kế hoạch nhằm tránh các kết quả không mong muốn như không đáp ứng luật pháp hoặc nguy cơ gây thương tích cho nhân viên. Các kế hoạch và mục tiêu này bắt buộc phải có bằng chứng bằng văn bản.

Điều khoản 7: Hỗ trợ

Điều khoản 7 bao gồm các yếu tố hỗ trợ như năng lực và nhận thức và thông tin cũng như các  nguồn lực. Khác với OHSAS 18001. ISO 45001 yêu cầu tổ chức phải cung cấp nguồn lực phù hợp để thực hiện ISO 45001. Ngoài ra mục tiêu về ISO 45001 cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Doanh Nghiệp.

Điều khoản 8:  Hoạt động

Kiểm soát hoạt động và chuẩn bị ứng phó khẩn cấp được đề cập trong Điều khoản 8. Kiểm soát hoạt động hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nào. Đặc biệt là về mặt quản lý nhà thầu. Thực hiện tốt điều này sẽ rất có lợi cho tổ chức.

Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất

Giám sát và đo lường hiệu suất bao gồm tuân thủ pháp luật và đánh giá nội bộ. Phần này cũng nhấn mạnh rằng lãnh đạo phải xem xét hiệu quả hệ thống quản lý OH & S.

Điều khoản 10: Cải tiến

Tổ chức phải đảm bảo rằng cải tiến liên tục hệ thống quản lý. Điều này có thể bao gồm xử lý hiệu quả với việc không tuân thủ và quy trình hàn



Lợi ích của hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018

Doanh Nghiệp một khi áp dụng đúng các yêu cầu của hệ thống ISO 45001:2018 mới nhất 2023 sẽ có được những lợi ích như sau:

  • Tạo ra một môi trường an toàn, sạch sẽ và chuyên nghiệp giúp bảo vệ và khuyến khích nhân viên đáp ứng các điều kiện làm việc tốt hơn, an toàn hơn giúp làm việc tốt nhất có thể cho doanh nghiệp của bạn
  • Nhờ áp dụng đúng và duy trì hệ thống ISO 45001:2018 bài bản sẽ giúp cải thiện khả năng đáp ứng các vấn đề tuân thủ quy định
  • Hệ thống vận hành tốt sẽ giúp cắt giảm tối đa chi phí xử lý cho các sự cố, rủi ro không mong muốn.
  • Giảm những tai nạn và ốm đau ở nơi làm việc để cắt giảm những chi phí liên quan và thời gian dư thừa
  • Giảm chi phí bảo hiểm doanh nghiệp phải trả khi có sự cố tai nạn lao động.
  • Tạo thói quen kiểm soát và nhận biết những mối nguy để quản lý
  • Chứng minh sự tuân thủ đối với khách hàng và nhà cung cấp.

10 lợi ích tuyệt vời mà ISO 45001 đem lại cho công việc kinh doanh của bạn.


Tổ chức chứng nhận ISO 45001 là tổ chức nào?

Việc Chứng nhận ISO là hoạt động mà một tổ chức đánh giá độc lập (đánh giá bên thứ 3 được tiến hành bởi tổ chức đánh giá độc lập) tiến hành nhằm xác nhận một sản phẩm, dịch vụ, hệ thống, quá trình hay vật liệu phù hợp với những yêu cầu cụ thể. Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Tổ chức tiến hành hoạt động chứng nhận gọi là tổ chức đánh giá chứng nhận, hay tổ chức chứng nhận. 

Ai có thẩm quyền chứng nhận ISO?

Tổ chức chứng nhận ISO là tổ chức có thẩm quyền chứng nhận ISO 45001 nhưng tổ chức này phải có những điều kiện sau mới được phép hoạt động chứng nhận ISO:

Tổ chức chứng nhận này phải được cơ quan nhà nước (như tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bộ khoa học công nghệ) có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức chứng nhận này hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường,...Theo nghị định 107/2016/NĐ-CP. 

Quy trình xây dựng - đánh giá chứng nhận ISO 45001:2018

Để xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 45001 thành công thì cần có quy trình rõ ràng. Quy trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được thực hiện theo tình tự các bước sau:

1. Xác định nhu cầu

  • Xác định lợi ích, sự cần thiết và quyết tâm xây dựng  HTQL ATSKNN

2. Chuẩn bị

  • Thành lập nhóm hạt nhân gồm đại diện lãnh đạo và đại diện các bộ phận chức năng.
  • Nhiệm vụ: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đôn đốc, giám sát và điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Liên hệ với các cơ quan bên ngoài ( tư vấn, tổ chức chứng nhận..)
  • Lập kế hoạch thực hiện.

3. Đánh giá Thực trạng

  • Rà soát, đánh giá hoạt động thực tế của tổ chức so với các yêu cầu của ISO 45001:2018
  • Dự kiến khối lượng công việc cần thực hiện

4.Đào tạo

  • Đào tạo kiến thức về an toàn, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, về hệ thống quản lý ATSKNN
  • Đào tạo phương pháp xây dựng HTQL ATSKNN
  • Đào tạo đánh giá nội bộ (có thể thực hiện trong/ sau giai đoạn thực hiện).

5. Thiết lập HTQL

  • Xác định phạm vi áp dụng: giưới hạn về hoạt động, bộ phận chức năng, ranh giới địa lý.
  • Phân công trách nhiệm, quyền hạn đảm bảo việc hoạch định, thực hiện và cải tiến HTQL ATSKNN.
  • Thiết kế, soạn thảo các tài liệu: chính sách, mục tiêu, các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu..
  • Cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc vận hành HTQL ATSKNN,

6. Áp dụng

  • Triển khai áp dụng các văn bản và các kế hoạch, quy định đã thiết lập, xác định bối cảnh, xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu tuân thủ khác, tiến hành tham vấn, đánh giá rủi ro, lập và thực hiện các chương trình hành động đáp ứng rủi ro, áp dụng các quy trình, hướng dẫn.
  • Lưu lại các bằng chứng về việc thực hiện và kết quả.

7. Giám sát, đánh giá, cải tiến

  • Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện
  • Đánh giá kết quả thực hiện
  • Đánh giá nội bộ
  • Khắc phục sự không phù hợp
  • Thực hiện xem xét của lãnh đạo
  • Thực hiện các khuyến nghị

8. Chứng nhận (nếu có nhu cầu)

  • Mời tổ chức chứng nhận tới đánh giá, cấp chứng nhận
  • Duy trì đánh giá giám sát trong chu kỳ chứng nhận.

9. Duy trì

  • Duy trì việc áp dụng HTQL đã xây dựng
  • Cập nhật, cải tiến các quy trình, quá trình hoạt động
  • Thực hiện các hoạt động theo định kỳ: Xem xét rủi ro, cơ hội, xây dựng mục tiêu, đánh giá nội bộ, đánh giá sự tuân thủ, xem xét của lãnh đạo.

Để được Chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 mới nhất 2023 xin liên hệ KNA CERT


  • Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Chi Nhánh: Tầng 2, tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
  • Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
  • Email: salesmanager@knacert.com  Website: www.knacert.com.vn

Nếu anh chị đang tìm hiểu về ISO 45001:2018 thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng ISO 45001: danh mục tài liệu, quy trình thủ tục, hệ thống biểu mẫu. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

Chia sẻ

Tin liên quan