CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Tìm hiểu tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi - VietGAP

Sản phẩm chăn nuôi chiếm một số lượng lớn trong thực phẩm của con người. Vì vậy mà chất lượng của loại mặt hàng này rất được quan tâm. Hãy cùng KNA tìm hiểu tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi – một trong những tiêu chuẩn giúp nâng cao giá trị của các sản phẩm thực phẩm.


chứng nhận vietgap cho chăn nuôi


VIETGAP CHĂN NUÔI LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi là một trong 3 tiêu chuẩn con (bên cạnh VietGAP trồng trọt và VietGAP thủy sản) thuộc tiêu chuẩn VietGAP. VietGAP là viết tắt từ cụm từ “Vietnamese Good Agricultural Practices” dịch sang tiếng Việt là “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam”. Tiêu chuẩn VietGAP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng và thuộc quyền quản lý của Tổ chức này.

→ Xem thêm Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn VietGAP

VietGAP chăn nuôi được xây dựng dựa trên luật pháp Việt Nam (Luật An toàn Thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên Nước,...), hướng dẫn của FAO và tham khảo quy định tại tiêu chuẩn AseanGAP, GlobalGAP, EurepGAP, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm chăn nuôi Việt Nam tham gia thị trường khu vực và thế giới, hướng tới sản xuất chăn nuôi bền vững. Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn xây dựng và ban hành ngày 10/11/2015 theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN.

Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi hay còn gọi là VietGAHP (Vietnamese Good Aquaculture Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo động vật được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.


CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIETGAP CHĂN NUÔI

Các quy trình chứng nhận sản phẩm VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi được quy định hiện nay bao gồm:

  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1506/QĐ-BNN- KHCN ngày 15/5/2008).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1504/QĐ-BNN- KHCN ngày 15/5/2008).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1579/QĐ-BNN- KHCN ngày 26/5/2008).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1580/QĐ-BNN- KHCN ngày 26/5/2008).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (Quyết định số 1947/QĐ-BNN- KHCN ngày 23/8/2011).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ (Quyết định số 1948/QĐ-BNN- KHCN ngày 23/8/2011).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn; gà; ngan-vịtvà ong (Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015)
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ (Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/06/2016)
  • Hướng dẫn Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ

https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/gioi-thieu-bo-tieu-chuan-vietgap


QUY TRÌNH VIETGAP CHĂN NUÔI

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện cơ bản như sau:

  1. Địa điểm xây dựng trang trại
  • Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m.
  • Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường.
  • Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên có vật bảo vệ chống vỡ, chống cháy nỗ… nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và vật nuôi.
  1. Bố trí khu vực chăn nuôi
  • Trại chăn nuôi phải có sơ đồ thiết kế, đảm bảo thông thoáng, đảm bảo phòng chống cháy nổ, dễ dàng vệ sinh, bố trí riêng biệt các khu chuồng, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư; công trình cấp nước và khu xử lý chất thải.
  • Tại cổng ra vào và các khu chuồng nuôi phải bố trí hố hoặc khu vực khử trùng.
  1. Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi
  • Chuồng nuôi phải được thiết kế phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi và mục đích sản xuất.
  • Máng ăn, uống dùng cho chăn nuôi phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh, tẩy rửa.
  1. Giống và quản lý chăn nuôi
  • Áp dụng phương thức quản lý “cùng vào - cùng ra” theo thứ tự ưu tiên là: cả khu -> từng dãy -> từng chuồng -> từng ô.
  • Con giống phải khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi của vật nuôi theo quy định của thú y.
  • Con giống mới nhập về cần được nuôi cách ly riêng và ghi chép đầy đủ các biểu hiện bệnh lý của con giống trong quá trình nuôi cách ly.
  1. Vệ sinh chăn nuôi
  • Trại phải có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, đảm bảo ATSH.
  • Tất cả mọi người khi vào trại phải mặc quần áo, dày dép bảo hộ phù hợp; thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng trong trại.
  • Có lịch và thực hiện định kỳ phun thuốc khử trùng, phát quang bụi rậm xung quanh khu chuồng nuôi; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 lần/tháng.
  • Sau mỗi đợt nuôi hoặc sau khi chuyển đàn phải rửa sạch và khử trùng chuồng, thiết bị trong chuồng và để trống chuồng ít nhất 7 ngày.
  1. Quản lý thức ăn và nước uống trong chăn nuôi
  • Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo sạch, an toàn.
  • Không sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
  • Nguồn nước cho chăn nuôi phải đảm bảo an toàn, định kỳ kiểm tra E.coli và Coliform. Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước.
  1. Quản lý vận chuyển
  • Vận chuyển vật nuôi giữa các trại hoặc xuất bán phải có phương tiện vận chuyển phù hợp.
  • Trước và sau khi vận chuyển lợn, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng.
  1. Quản lý dịch bệnh
  • Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Có quy trình phòng bệnh phù hợp cho các đối tượng và thực hiện đúng quy trình.
  • Có hồ sơ theo dõi đàn vật nuôi về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị.
  1. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
  • Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
  • Chất thải lỏng phải được thu theo đường riêng vào khu xử lý chất thải và xử lý theo quy định của Nhà nước đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường.
  1. Kiểm soát động vật gây hại
  • Trại phải có kế hoạch kiểm soát động vật, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.
  1. Quản lý nhân sự
  • Chủ trang trại phải thực hiện theo Luật lao động đối với người lao động trong trại.
  1. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • Trang trại chăn nuôi phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi.
  1. Kiểm tra nội bộ
  • Chủ trang trại phải tổ chức tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
  1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
  • Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức cá nhân chăn nuôi phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết vào trong hồ sơ.

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN VIETGAP CHĂN NUÔI

Nếu bạn đang có nhu cầu chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho sản phẩm ủa mình nhưng còn băn khoăn trong việc lựa chọn Tổ chức Chứng nhận VietGAP chăn nuôi thì hãy liên hệ với KNA. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo – chứng nhận và là đối tác tin cậy của nhiều tổ chức uy tín, KNA giúp bạn có được chứng nhận VietGAP chăn nuôi.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

VIETGAP là một trong những tiêu chuẩn đảm bảo cho chất lượng cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người. Sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi đang là xu hướng. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu áp dụng hoặc chứng nhận Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan