KNA Cert đánh giá RCS (Pre-audit) cho Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hoàng Kim Hưng
KNA Cert đánh giá RCS (Pre-audit) cho Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hoàng Kim Hưng
Trả lời: Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
- Chứng nhận hợp chuẩn là chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn: TCVN, Tiêu chuẩn JIS, ASTM, ISO....hay còn gọi là chứng nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm.
- Chứng nhận hợp quy là chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn (QCVN) hay còn gọi chứng nhận quy chuẩn cho sản phẩm.
- Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn mang tính bắt buộc.
Trả lời: Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngòai ( BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…
KNA Cert là đơn vị có chức năng chứng nhận sản phẩm phù hợp với Tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn), chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn (chứng nhận hợp quy).
Trả lời:
- Chứng nhận hợp chuẩn:(Chứng nhận tự nguyện ): là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
- Chứng nhận hợp quy:(Chứng nhận bắt buộc): là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).
Trả lời: - Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn;
- Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Trả lời: Các giấy chứng nhận Tiêu chuẩn, giấy chứng nhận ISO, chứng nhận Quy chuẩn có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày chứng nhận. Trong 3 năm đó bạn phải tiến hành đánh giá 2 hoặc 3 lần tùy theo từng chứng chỉ.
Trả lời: Theo khoản 5 điều 19 trong Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn,đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa số Số: 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 có quy định. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.
Trả lời: Theo khoản 1, khoản 2 điều 24 trong Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn,đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa số Số: 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 có quy định.
8. Chi phí cho việc chứng nhận Tiêu chuẩn, ISO ?
Trả lời:
- Chứng nhận sản phẩm: Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, tiêu chuẩn áp dụng, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.
- Chứng nhận ISO: Tùy thuộc vào phạm vi tổ chức của đơn vị, quá trình phối hợp thực hiện.
Để nắm được bạn nên liên hệ trực tiếp tới tổ chức chứng nhận để được tư vấn.