Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
CE (European Conformity) là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá (theo quy định) và được coi như hộ chiếu thương mại vào thị trường EU.
>>> KNA CERT Đánh Giá CE Marking SP Que Hàn cho Công Ty CP Kim Tín Hưng Yên
Đối với các nhà kinh doanh, hẳn thông tin trên đã quá quen thuộc. Tuy nhiên để gắn được nhãn CE trên sản phẩm thì đó là điều mà không phải ai cũng biết. Hiểu được vấn đề đó, bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn hình dung được phần nào quy trình thực hiện chúng.
Trước hết, CE chú trọng đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ thiên nhiên hơn là đến chất lượng của sản phẩm. Chính vì thế, trước khi đánh giá các chỉ tiêu của sản phẩm, chúng ta phải xem xét và đánh giá rủi ro toàn bộ quá trình tạ ra sản phẩm để đảm bảo tính an toàn. Để làm được điều đó, Chuyên gia KNA sẽ phối hợp cùng nhân viên nhà máy rà soát toàn bộ hiện trạng và hồ sơ để đánh giá thực tế nhà máy, xây dựng lộ trình triển khai thích hợp với từng đơn vị.
Sau quá trình khảo sát, sẽ có 1 buổi đào tạo để diễn giải điều khoản tiêu chuẩn, giúp mọi người có hình dung khái quát và nắm bắt được yếu tốt cốt lõi.
Chuyên gia KNA đánh giá CE Marking cho công ty CP Kim Tín Hưng Yên
Khi mọi người có cái nhìn tổng thể về hiện trạng và tiêu chuẩn, Chuyên gia sẽ bắt tay vào rà soát từng bộ phận để hướng dẫn xây dựng hồ sơ, đảm bảo an toàn của quá trình tạo sản phẩm theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro. Với mỗi đầu mục công việc sẽ có sự bố trí cụ thể: ai, làm gì, làm như thế nào, thời hạn ra sao… để ban lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình và có sự sắp xếp phù hợp.
Sau khi hồ sơ được các phòng ban hoàn thiện sẽ được chuyên gia rà soát và đánh giá toàn bộ để đảm bảo các nội dung xây dựng phù hợp với yêu cầu đề ra của tiêu chuẩn.
Song song với các giao đoạn trên, KNA sẽ có ban điều phối làm việc cùng tổ chức đánh giá chứng nhận, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các công đoạn đăng kí và xác nhận đánh giá.
Sau cuộc đánh giá chứng thức, tổ chức chứng nhận sẽ gửi lại nhà máy báo cáo đánh giá. Ở đây sẽ chỉ ra điểm đạt và không đạt của nhà máy và thời hạn cần hoàn thiện để cấp chứng nhận. Với các lỗi không đạt, sẽ có chuyên gia KNA hỗ trợ để đảm bảo hoàn thành đúng yêu cầu đề ra.
Chứng nhận CE và hướng dẫn sử dụng logo sẽ được gửi tới Doanh nghiệp sau khi đóng hồ sơ đánh giá khoảng từ 7 – 10 ngày làm việc.
Quá trình triển khai CE Marking, không chỉ phục vụ doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu của đối tác hoặc nâng cao uy tín mà nó còn giúp cho chính bạn nhìn nhận lại quy trình sản xuất của nhà máy từ đó có những cải tiến góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Những chia sẻ trên hi vọng có thể giúp các Doanh nghiệp phần nào nắm bắt được các công việc cần chuẩn bị khi bắt tay vào triển khai tiêu chuẩn CE Marking!
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan tới tiêu chuẩn, hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi theo hotline: 093.2211.786.