CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Chương trình năng suất xanh (GP) là gì ?

Năng suất xanh (tiếng Anh: Green productivity) là một chiến lược để nâng cao năng suất đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường của tổ chức, doanh nghiệp.


Giới thiệu về năng suất xanh (GP)

Khái niệm năng suất xanh - Green productivity (GP) do Tổ chức Năng suất Châu Á- APO đưa ra từ năm 1994, được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, tổ chức, doanh nghiệp và các bên liên quan là sản phẩm, dịch vụ cũng như quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó phải thân thiện với môi trường.

NĂNG SUẤT XANH GP

Lợi ích

Năng suất xanh (GP) là một chiến lược để nâng cao năng suất đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường của tổ chức, doanh nghiệp như: giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Phương pháp năng suất xanh là sự kết hợp các công cụ, kỹ thuật và công nghệ thích hợp để giảm thiểu tác động môi trường ra môi trường của các hoạt động, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức.

Áp dụng

Việc áp dụng năng suất xanh cần đáp ứng bốn yếu tố chính:

  • Tuân thủ quy định về môi trường
  • Nâng cao năng suất
  • Phương pháp tiếp cận tích hợp dựa trên các yếu tố con người
  • Cải thiện thông tin theo định hướng

Có 6 bước chính, trong đó gồm 13 nhiệm vụ để thực hiện và áp dụng năng suất xanh

Bước 1: Khởi động

  • Nhiệm vụ 1: thành lập nhóm Năng suất xanh
  • Nhiệm vụ 2: khảo sát và thu thập thông tin để định hướng

Bước 2: Lập kế hoạch

  • Nhiệm vụ 3: Xác định vấn đề và nguyên nhân
  • Nhiệm vụ 4: Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và đối tượng

Bước 3: Đề xuất, đánh giá và lựa chọn phương án ưu tiên

  • Nhiệm vụ 5: Đề xuất các phương án Năng suất xanh
  • Nhiệm vụ 6: Sàng lọc, đánh giá và lựa chọn ưu tiên

Bước 4: Thực hiện giải pháp Năng suất xanh

  • Nhiệm vụ 7: Xây dựng kế hoạch triển khai chung
  • Nhiệm vụ 8: Thực hiện các giải pháp đã lựa chọn
  • Nhiệm vụ 9: Đào tạo, nâng cao nhận thức và phát triển năng lực

Bước 5: Giám sát và xem xét

  • Nhiệm vụ 10: Giám sát và đánh giá kết quả
  • Nhiệm vụ 11: Xem xét của lãnh đạo

Bước 6: Duy trì Năng suất xanh

  • Nhiệm vụ 12: Đưa ra các thay đổi vào hệ thống quản lí
  • Nhiệm vụ 13: Xác định các khu vực, nội dung mới nhằm cải tiến liên tục.

Năng suất xanh đã được áp dụng thí điểm thành công tại địa phương (cộng đồng) và doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai phương pháp Năng suất xanh, tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng tích hợp những hệ thống quản lí, công cụ nâng cao năng suất chất lượng tại các bước, nhiệm vụ được mô tả trên nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là Năng suất xanh và Bảo vệ môi trường. Các hệ thống quản lí, công cụ thường được áp dụng gồm: Hệ thống quản lí môi trường theo ISO 14000, hệ thống quản lí năng lượng theo ISO 50001, hach toán chi phí dòng tiền nguyên liệu- MFCA theo tiêu chuẩn ISO 14021:2011, các giải pháp nhằm quản lí chuỗi cung ứng xanh, mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt – Global GAP, các công cụ thống kê trong quản lí chất lượng, các giải pháp nhằm quản lí như 5S, 3R, Benchmarking,..

Chia sẻ

Tin liên quan