CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

HACCP hay Hệ thống quản lý ISO 22000 – Nên áp dụng cái nào trong doanh nghiệp?

Tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 đều là hệ thống quản lý hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp. Vậy nên áp dụng hệ thống nào là hợp lý?


Tổng quan về HACCP và ISO 22000

HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Ngoài việc là một công cụ để nhận diện những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm, nó còn đặt ra các biện pháp kiểm soát để phòng ngừa.

ISO 22000 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.


Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn nào?

ISO 22000 và HACCP đều có một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Áp dụng ISO 22000 hay HACCP vào các cơ sở sản xuất thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời tạo ra sự ổn định trong xã hội trước nguy cơ nhiễm độc thực phẩm đang đứng trước tình trạng báo động cao.

nên áp dụng iso 22000 hay haccp

Trên thực tế, việc áp dụng HACCP và ISO 22000 còn phụ thuộc vào thực trạng của từng doanh nghiệp. Dưới đây là một vài so sánh, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.

Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định doanh nghiệp muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các nguy đối với thực phẩm. Đó là:

  • Qui tắc 1: Nhận diện mối nguy (Conduct a hazard analysis)
  • Qui tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Point) (Determine critical control points)
  • Qui tắc 3: Xác định giới tới hạn cho mỗi CCP (Establish critical limits)
  • Qui tắc 4: Thiết lập thủ tục giám sát CCP (Establish monitoring procedures)
  • Qui tắc 5: Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khí giới hạn tới hạn bị phá vỡ. (Establish corrective actions)
  • Qui tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP (Establish verification procedures)
  • Qui tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP (Establish record-keeping and documentation procedures)

Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.

Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các doanh nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên trong tương lai có thể doanh nghiệp đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000, do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi doanh nghiệp muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000 hay chứng nhận ISO 22000

Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Do bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một khi doanh nghiệp đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy


KNACert Cung cấp dịch vụ CHỨNG NHẬN HACCP & CHỨNG NHẬN ISO 22000 cho Doanh nghiệp thực phẩm


 
✅⭐ Dịch vụ trọn gói 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786
Chia sẻ

Tin liên quan