1. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì ?
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai để chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro.
2. Nội dung tiêu chẩn là gì ?
Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm một số nội dung nổi bật chính như sau:
- Trao đổi thông tin hai chiều: Tiêu chuẩn ISO 22000 cón yêu cầu tổ chức áp dụng tiêu chuẩn chủ động trao đổi thông tin với các bên hữu quan chính yếu để hiểu nhu cầu và yêu cầu của họ cũng như thông báo cho họ về bất cứ khác biệt nào đói.
- Quản lý hệ thống: Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn IS0 9001 để nâng cao hiệu quả việc thực hiện hệ thống quản lý an tòan vệ sinh thực phẩm. Các hệ thống này được xây dựng, vận hành và cập nhật trong khuôn khổ hệ thống đã được xây dựng và là một phần của các họat động quản lý chung của tổ chức.
- Kiểm sóat mối nguy: Một hệ thống có hiệu lực để kiểm sóat các mối nguy về an tòan thực phẩm ở mức độ chấp nhận được đối với thành phẩm ( hoặc sản phẩm sẽ chuyển tiếp sang quá trình tiếp trong chuỗi thực phẩm).
3. Lợi ích chủ yếu của ISO 22000 là gì ?
- Tạo ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác cho Doanh Nghiệp
- Tăng tính minh bạch cho các sản phẩm của Doanh Nghiệp sản xuất ra.
- Hợp lý hóa và nâng cao được hiệu quả toàn bộ dây chuyền sản xuất
- Giám thiểu đáng kể những rủi ro đáng kể trong thực phẩm sản xuất ra.
- Kiểm sóat có hiệu lực các quá trình nội bộ và giảm thiểu các nguy cơ sai lỗi.
- Tăng thêm động lực cho người lao động bằng cách chú trọng vào hiệu qủa thực hiện công việc được giao
- Là tín hiệu tốt về tinh thần chủ động hướng đến đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp
- Chú trọng giải quyết tiếp các thách thức khác của doanh nghiệp
4. Nếu đã được chứng nhận ISO 9001 thì có cần thay thế bằng tiêu chuẩn ISO 22000 không ?
- Về vấn đề này cũng là thắc mắc của nhiều người. tiêu chuẩn ISO 22000 nên được xem là phần bổ sung cần thiết cho tiêu châunr ISO 9001 chứ không phải là một tiêu chuẩn đứng riêng.
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đặc biệt chú trọng đến an tòan vệ sinh thực ohẩm và đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt với các dây truyền sản xuất thực phẩm . Tiêu chuẩn này có thể được các nhà bán lẻ và các cơ quan hữu quan yêu cầu như một giấy phép sản xuất.
- ISO 9001 đề cập đến chất lượng bao trùm ngòai yếu tố sản phẩm như các hạot động kinh doanh tiếp thị, nhân sự, nghiên cứu phát trển, mua hàng ... do đó khi xây dựng tích hợp cả hai tiêu chuẩn sẽ thành hệ thống sản xuất và cung cấp dịch vụ ưu việt.
5. Doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống HACCP việc xây dựng ISO 22000 có rút ngắn được thời gian thực hiện ?
Sẽ rút ngắn được thời gian
6. Khó khăn gặp phải khi xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000 ?
Giống như hệ thống HACCP thì khó khan lớn nhất mà Doanh Nghiệp gặp phải đó chính là cần phải đảm bảo được hệ thống cơ sở hạ tầng đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
7. Nếu đã được chứng nhận theo các tiêu chuẩn khác, chúng tôi cần quan tâm đến điều gì?
- Với các doanh nghiệp đã được cấp những chứng nhận khác về thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) hoặc IFS (International Food Standard) thì tổ chức doanh nghiệp cần chú trọng đến hoạt động trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin với bên ngoài, chú trọng vào việc văn bản hóa các bản phân tích theo nguyên tắc HACCP cũng như các tài liệu hỗ trợ và sự cam kết của ban lãnh đạo.
- Trường hợp nếu tổ chức doanh nghiệp đã được chứng nhận theo DS3027, tiêu chuẩn HACCP của Hà Lan, hoặc các tiêu chuẩn tương tự thì tổ chức doanh nghiệp cần phải chú trọng đến hoạt động trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin với bên ngoài, các biện pháp quản lý như GMP và các mức độ chấp nhận được cho các thông số kiểm soát quan trọng.
8. Chúng tôi có nên đào tạo đánh giá viên nội bộ về ISO 22000?
Tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu rằng các cuộc đánh giá nội bộ phải được thực hiện bởi các đánh giá viên có năng lực. KNA CERT cung cấp các khóa đào tạo có thể được tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp trong vòng 3 ngày