Trong quá trình làm việc với các loại hóa chất bạn luôn luôn phải đối mặt mới nhiều rủi ro như bỏng, nhiễm hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mình. Vì vậy người lao động cần phải nắm được những nguyên tắc an toàn khi làm việc với các loại hóa chất. Với bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số quy tắc an toàn lao động trong ngành này.
Hóa chất cháy nổ là gì ?
Hóa chất cháy nổ là các loại hóa chất có thể tự phân giải gây cháy nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp gây nổ dưới điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ và áp suất.
Giới hạn nổ: Một hỗn hợp hơi và khí cháy với không khí chỉ có thể nổ được trong một khoảng nồng độ nhất định. Người ta gọi khoảng nồng độ giới hạn đó gọi là giới hạn nổ. Với các hóa chất có giới hạn nổ càng rộng thì càng nguy hiểm về cháy nổ.
Những tai nạn thường gặp do hóa chất gây ra
Làm việc và tiếp xúc với hóa chất gây cháy nổ bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số những nguy cơ có thể xảy ra với bạn như mắc bệnh ung thư,Các nguy cơ vật lí như cháy nổ tới các nguy cơ về môi trường bao gồm có ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước vv. Nhiều vụ cháy nổ xảy ra do làm việc thiếu an toàn với hóa chất đã gây ra nhiều thảm họa khác nhau gây ảnh hưởng đến con người và vật chất.
Một số yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất dễ cháy nổ:
1. Điều đầu tiên khi làm việc với hóa chất dễ cháy nổ bạn cần phải có đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Những dụng cụ cơ bản như quần áo, gang tay, ủng, kính, mặt nạ phòng độc vv. Ngoài ra bạn còn cần phải huấn luyện và hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng khác nhau. Tuyệt đối không được sử dụng đồ bảo hộ cá nhân đã cũ và hỏng.
2. Tất cả các đơn vị , cơ sở sản xuất hoặc sử dụng hóa chất dễ cháy nổ cần phải thực hiện các quy trình sản xuất đảm bảo hỗn hợp khí, hơi bụi của các hóa chất này với không khí luôn ngoài vùng giới hạn nổ theo quy định của nhà nước.
3. Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ thì tất cả các cơ sở sản xuất sử dụng các hóa chất dễ cháy nổ cần phải được đăng kí với các cơ quan, sở Lao động – Thương binh và Xã hội và cần phải có kế hoạch phòng chống cháy nổ và bảo đảm đủ điều kiện thực hiện.
4. Nơi sản xuất hoặc sửu dụng các loại hóa chất dễ cháy nổ cần phải có lối thoát nạn và cần phải có các buồng phụ, những buồng phụ này cần phải được cách ly với nơi sản xuất chính bằng cấu kiện giúp ngăn chặn đặc biệt và có giới hạn chịu lửa nhỏ nhất là 1,5 giờ.
5. Các cơ sở sản xuất và sử dụng các loại hóa chất dễ gây cháy nổ cần phải được trang trí đầy đủ các phương tiện cháy nổ tương ứng. Đối với các hóa chất gây cháy nổ phát sính ra những khí hơi độc thì cần phải trang bị thêm những phương tiện chống hơi độc.
6. Trong những khu vực sản xuất và sử dụng các loại hóa chất gây cháy nổ thì bạn cần phải được quy định chặt chẽ những chế độ dùng lửa khu vực dùng lửa. Cần phải được trang bị những biển hiệu, bảng chỉ dẫn và những kí hiệu cấm lửa ở nơi dễ dàng nhìn thấy được. Tuyệt đối không cho công nhân hút thuốc tại nơi làm việc gần với các chất dễ cháy nổ mà phải có nơi hút thuốc riêng cách xa nơi có hóa chất dễ cháy nổ ít nhất 10m.
7. Khi sử dụng các dụng cụ điện và các loại thiét bị điện cần phải sử dụng các loại phòng chống được cháy nổ. Việc dùng điện chạy má và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chat dễ cháy nổ thì cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
8. Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh ngầm hoặc nổi có ống dẫn hơi khí, chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng các đường ống này làm vật nối đất tự nhiên.
- Khi sửa chữa thay thế thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện dẫn vào nhánh đó và chỉ người có trách nhiệm kỹ thuật điện mới được tiến hành việc này.
- Thiết bị điện nếu không bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi có hoá chất dễ cháy nổ.
- Cầu dao cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ở ngoài khu vực cháy nổ.
- Bất kỳ nhánh dây điện nào cũng đều phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương ứng.
- Tất cả các chi tiết máy động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng vật liệu không được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các trang thiết bị bằng kim loại đều phải tiếp đất, các bộ phận hay chi tiết bị cách điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn.
- Không dùng khí nén có ôxy để nén đẩy hóa chất dễ cháy nổ từ thiết bị này sang thiết bị khác. Khi san rót hoá chất dễ cháy nổ từ bình này sang bình khác phải tiếp đất bình chứa và bình rót.
- Đối với việc hàn thiết bị, ống dẫn trước đây chứa hóa chất dễ cháy nổ, phải mở hết các nắp thiết bị, mặt bích ống dẫn để thoát hết khí dễ cháy nổ ra ngoài đảm bảo không còn khả năng tạo hỗn hợp cháy nổ, khi đó mới được tiến hành.
- Khi sơn xì, nhất là sơn trong diện tích kín phải đảm bảo hỗn hợp sơn với không khí ở ngoài vùng giới hạn nổ tránh hiện tượng tích điện gây cháy nổ.