Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Theo ông Vinh thì tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) nêu rõ ràng cà phê bột ( mặt hàng dễ bị độn) yêu cầu nguyên liệu từ cà phê nguyên chất. Tuy nhiên TCVN là tự nguyện và không bắt buộc cơ sở áp dụng. Hơn thế nữa đối với việc độn thêm bắp hoặc đậu nành thì Bộ Y tế vẫn chưa đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới nên chưa có cơ sở để xác định tỉ lệ pha trộn nào là hợp lý" - ông Vinh nêu thực tế.
Sản phẩm cà phê hiện chỉ mới có tiêu chuẩn quốc gia mang tính chất tự nguyện mà chưa có quy chuẩn áp dụng bắt buộc để đánh giá chất lượng cũng như làm cơ sở để xử lý vi phạm.
Từ năm 2013 trở đi thì Bộ Y tế đã chủ trì xây dựng dự thảo về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mặt hàng cà phê. Theo dự thảo này thì cà phê được phân ra làm 6 loại: cà phê nguyên chất, cà phê hỗn hợp, cà phê tách caffeine, cà phê hòa tan, cà phê hòa tan hỗn hợp và cà phê hòa tan hỗn hợp tách caffeine.
Đáng chú ý là khái niệm "cà phê hỗn hợp" quy định thành phần cà phê không ít hơn 20% được cho là "hợp pháp" cho các loại cà phê trộn ngũ cốc phổ biến trên thị trường hiện nay.
Theo ông Vinh, quy chuẩn cà phê chưa ban hành được là do chưa thống nhất, còn nhiều ý kiến rất khác nhau. Do đó, Chính phủ đang giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng dự thảo mới. Ông Vinh cho rằng việc ban hành quy chuẩn cần tính toán phù hợp thực tiễn, bảo đảm khả thi, không ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu thụ cà phê. Bởi lẽ, nếu nâng chuẩn cao sẽ dẫn đến nhiều sản phẩm không đạt, phải xử lý.
"Trong thời gian tới, Hiệp hội Cà phê - Ca cao sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ để sớm ban hành Quy chuẩn chứng nhận hợp quy áp dụng bắt buộc cho ngành cà phê" - ông Vinh nói.