Với nhữn quốc gia trên thế giới hiện nay đều có đưa ra được những cam kết mạnh mẽ về việc dắt giảm khí nhà kính. Tuy nhiên đối với Việt Nam nước đang phát triển thì việc giảm thiểu khí nhà kính cần có một lộ trình riêng.
>>> Kiểm kê khí nhà kính: Hướng dẫn lập Báo cáo theo ISO 14064:2018 từ A-Z
Ba trụ cột giảm khí thải nhà kính ở Việt Nam
Theo đại diện Viện Kho học Công Nghệ Xây dựng TS. Nguyễn Hồng Hải có 3 trụ cột chính để giúp cắt giảm khí nhà kính.
Thuyết trình về thách thức và cơ hội giảm khí thải nhà kính trong công trình xây dựng.
- Thứ 1: Những cam kết của Việt Nam về giải khí nhà kính, mục tiêu giảm phát thải
- Thứ 2: Căn cứ vào chiến lược, nhu cầu về xây dựng, đề án xây dựng nhà ở xã hội;
- Thứ 3: Khi chúng ta có mục tiêu, cam kết trong NDC (đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris), căn cứ vào nhu cầu tiềm năng giảm, tức số lượng nhà giảm, giải pháp thực hiện kế hoạch giảm đó như giảm carbon hàm chứa trong ngành vật liệu và giảm carbon vận hành của công trình.
Theo đó tại Việt Nam chúng ta luôn luôn cam kết với 2 mục tiêu: Có hỗ trợ từ nước ngoài Việt Nam sẽ giảm được khi nhà kính khoảng 27,7 triệu tấn; Không có cam kết hỗ trợ của nước ngoài mức giảm sẽ là 15,8 triệu tấn. Điều này cho thấy, Việt Nam cần sự hỗ trợ rất nhiều của cộng đồng quốc tế về khoa học công nghệ.
Giảm khí thải nhà kính, cũng gắn liền với mục tiêu về kinh tế, xã hội, căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội để có thể xây mới, cải tạo đúng đủ từ đó giảm lượng phát thải khí nhà kính. Theo đó, cần những tiêu chuẩn để có thể tính được khí thải nhà kính trong một công trình xây dựng tập trung vào giai đoạn xây dựng và vận hành.
Cũng theo Cục Viễn thám Quốc gia (RSC) thì nguồn phát thải khí nhà kính trong công trình xây dựng hiện nay có chiếm 13% làm carbon có hàm chứa 87% carbon trong vận hành. Chính vì thế mà để giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, cần phải tập trung vào giảm carbon trong vận hành. Điều này là rất quan trọng để ngành xây dựng định hướng lộ trình giảm khí thải nhà kính.
Việc giảm khí thải khí nhà kính không chỉ cần tập trung vào một nhóm đối tượng mà còn cần phải có được sự tham gia của cả các bộ phận từ kiến trúc sư, kỹ sư và cơ quan quản lý… Điều này nhằm căn cứ theo giai đoạn của một công trình xây dựng là xây dựng cũng như sử dụng và vận hành hết vòng đời của công trình từ đó giúp xây dựng được các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn.
Với đề án xây dựng trên 1 triệu căn nhà ở xã hội cùng nhiệm vụ giảm khí thải nhà kính cần nguồn lực rất lớn về tài chính và công nghệ, với một quốc gia đang phát triển, đây là một thách thức rất lớn. Trước tình thế khó, sự sáng tạo, không ngừng học hỏi càng được đẩy lên cao.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đã chia ra làm 3 nhóm giải pháp. Thứ nhất, thiết kế không thay đổi mức đầu tư - phục vụ đối tượng nhà ở xã hội; Thứ hai, chỉ thay đổi 5% tổng mức đầu tư và cuối cùng mới là giải pháp đầu tư công nghệ mới như: bê tông xanh, thép xanh, bê tông hấp thụ carbon hay những công nghệ tái chế rác thải.
Căn cứ vào những nhóm giải pháp trên, cũng cần có những lộ trình cụ thể như từ nay đến năm 2030 áp dụng giải pháp thiết kế không thay đổi mức đầu tư, để giành nguồn lực phát triển công nghệ trong giai đoạn từ năm 2030 đến năm 2050.
Cốt lõi để giảm được tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải, chúng ta cần giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Do đó, cần tác động từ khâu thiết kế làm sao để công trình tiêu thụ ít năng lượng, sử dụng các loại vật liệu carbon hàm chứa thấp.
Theo: VietQ.vn