CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Đối tượng áp dụng ISO 14001:2015 - Ví dụ cụ thể

Tiêu chuẩn ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý môi trường. Nó cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp một khuôn khổ để thiết kế, triển khai và duy trì Hệ thống quản lý môi trường (EMS – Environmental Management System). Nhằm hạn chế tối đa các tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các doanh nghiệp, tổ chức đến môi trường xung quanh, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã tiến hành triển khai áp dụng ISO 14001. Vậy đối tượng áp dụng ISO 14001 là những doanh nghiệp nào? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu về đối tượng áp dụng ISO 14001:2015 trong bài viết dưới đây. 


ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO 14001 CÓ BỊ HẠN CHẾ KHÔNG? 

Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 có thể được áp dụng cho bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức, doanh nghiệp đều ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ở một mức độ nào đó. Chính vì thế mà bộ tiêu chuẩn ISO 14001 có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức thuộc mọi quy mô - những đơn vị có nhận thức và mong muốn thực hiện hoặc cải tiến Hệ thống quản lý môi trường của mình. 

Đối tượng áp dụng ISO 14001:2015

ISO 14001 được thiết kế để phù hợp với mọi loại hình tổ chức, từ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến các công ty dịch vụ nhỏ, các tổ chức phi chính phủ, thậm chí cả các cơ quan nhà nước. 

Tiêu chuẩn này tập trung vào việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả, chứ không yêu cầu các tổ chức phải tuân thủ những quy định kỹ thuật cụ thể nào đó. Điều này giúp cho ISO 14001 trở nên linh hoạt và có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau. 

Bất kể quy mô và lĩnh vực hoạt động, mọi tổ chức đều có lợi ích từ việc áp dụng ISO 14001, như: 

  • Tăng lợi thế cạnh tranh 
  • Mở rộng ra thị trường quốc tế 
  • Giảm thiểu rủi ro 
  • Tuân thủ quy định pháp luật về môi trường 
  • Giảm thiểu tác động xấu tới môi trường 
  • ... 

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO NÊN ÁP DỤNG ISO 14001? 

Doanh nghiệp sản xuất  

Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ có nhiều hoạt động gây ra các tác động tới môi trường, vì thế, đây là các doanh nghiệp nên đi đầu trong việc chứng nhận ISO 14001

Đối tượng áp dụng ISO 14001:2015

  • Ví dụ: Nhà máy dệt may, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất giấy... 

Doanh nghiệp dịch vụ  

Doanh nghiệp dịch vụ là tổ chức cung cấp các dịch vụ, sản phẩm vô hình cho khách hàng, thay vì sản xuất ra những sản phẩm hữu hình như doanh nghiệp sản xuất. Có một số ngành dịch vụ đặc thù có những hoạt động gây ra ảnh hưởng tới môi trường. Vì thế, để giảm bớt tác động tiêu cực tới môi trường thì các doanh nghiệp dịch vụ nên triển khai áp dụng ISO 14001. 

  • Ví dụ: Khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không... 

Doanh nghiệp xây dựng  

Doanh nghiệp xây dựng chuyên thực hiện các hoạt động liên quan đến việc xây dựng như lập kế hoạch và tạo ra bản vẽ chi tiết cho công trình; cung cấp các ý kiến chuyên môn về kỹ thuật, vật liệu, quy trình xây dựng; sản xuất các loại vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch...; xây dựng trực tiếp trên công trường...Các hoạt động xây dựng công trình đều ít nhiều gây ra các tác động xấu tới môi trường như bụi mịn, tiếng ồn, nước thải...Nên các doanh nghiệp xây dựng cần phải triển khai áp dụng ISO 14001 nhằm đảm bảo sự tuân thủ cũng như trách nhiệm của mình với môi trường. 

  • Ví dụ: Các nhà thầu xây dựng, bất động sản, cac doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... 

DOANH NGHIỆP ĐẠI DIỆN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO 14001 

  1. Công ty TNHH ADPLUS VINA 

Thông tin công ty 

  • Tên công ty: Công ty TNHH ADPLUS VINA 
  • Địa chỉ: Lô III.7.2 và Lô III.8 Khu Công nghiệp Thuận Thành III, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh 
  • Phạm vi: Chuyên sản xuất các sản phẩm từ Plastic 

Công ty TNHH ADPLUS VINA là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ plastic. ADPLUS VINA đã nắm bắt được xu hướng và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất của mình, vì thế để đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế về môi trường, doanh nghiệp đã quyết định triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015. 

Đối tượng áp dụng ISO 14001:2015

  1. Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được cấp chứng nhận ISO 14001:2015

Thông tin chung 

  • Tên: Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài 
  • Địa chỉ: Xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 
  • Phạm vi: Cảng hàng không dân dụng kết hợp với các hoạt động bay quân sự. 

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài không chỉ là cửa ngõ hàng không của Việt Nam mà còn là một trong những sân bay sầm uất nhất Đông Nam Á. Bên cạnh việc đảm bảo hoạt động khai thác bay an toàn, hiệu quả, Cảng Nội Bài còn tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để chứng minh cam kết của mình, Cảng Nội Bài đã triển khai áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và môi trường, như ISO 9001, ISO 14001. 

  1. Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Thông tin chung 

  • Tên: Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình 
  • Địa chỉ: Tòa nhà Pax Sky, 123 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh 
  • Phạm vi: Nhà thầu xây dựng tổng hợp 

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là một trong những nhà thầu tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với các công trình lớn, chất lượng cao và tiến độ đảm bảo như Khách sạn 5 sao Le Meridien, Khu phức hợp Saigon Centre...Với nhiều năm kinh nghiệm, Hòa Bình đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường xây dựng trong nước và quốc tế. 

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng với tính chất đặc thù, Hòa Bình luôn ý thức xây dựng một môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp, an toàn nhằm nâng cao chất lượng công trình. Đây cũng chính là lý do mà Hòa Bình đã cố gắng trong việc triển khai tiêu chuẩn ISO 14001 trong doanh nghiệp. 


NHỮNG LƯU Ý CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG MUỐN ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 14001 

  • Hiểu rõ về ISO 14001: Doanh nghiệp đứng trước quyết định áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cần phải hiểu được những yêu cầu và mục tiêu mà tiêu chuẩn hướng đến. Họ cần biết rõ mình nên làm gì, chuẩn bị gì và khi được chứng nhận ISO 14001 thì lợi ích mà doanh nghiệp nhận được là gì. Việc tìm hiểu kĩ tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp có được kiến thức vững vàng, cũng như vạch ra rõ ràng mục tiêu, kế hoạch để đạt được kết quả tốt nhất khi triển khai áp dụng ISO 14001. 
  • Cam kết từ ban lãnh đạo: Vai trò của ban lãnh đạo trong việc thực hiện ISO 14001 là rất quan trọng. Ban lãnh đạo phải ủng hộ mạnh mẽ và cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn. Khi thực hiện ISO 14001, yêu cầu về nguồn lực để thực hiện các hành động trong doanh nghiệp là rất lớn, bởi vậy ban lãnh đạo phải đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo còn là người truyền động lực, làm gương để nhân viên thực hiện các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 14001. 
  • Xây dựng đội ngũ nhân viên thực hiện: Doanh nghiệp phải thành lập một nhóm nhân viên chuyên trách để triển khai áp dụng ISO 14001 trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo cho nhân viên về kiến thức về môi trường và hệ thống quản lý môi trường. Tăng cường nhận thức của toàn bộ nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả nhân viên đều cần hiểu rõ vai trò của mình trong việc thực hiện hệ thống ISO 14001. 

đối tượng áp dụng iso 14001;2015

  • Đánh giá rủi ro và cơ hội môi trường: Xác định các tác động môi trường chính của của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về môi trường. Việc xác định và đánh giá những yếu tố này giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa các tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời nắm bắt các cơ hội để cải thiện hiệu suất môi trường. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải luôn tìm kiếm các cơ hội để cải thiện hiệu suất môi trường. 
  • Xây dựng chính sách môi trường: Lập ra chính sách môi trường rõ ràng và phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Trong chính sách môi trường phải thể hiện rõ ràng cam kết của lãnh đạo cao nhất trong việc bảo vệ môi trường, xác định rõ phạm vi áp dụng của chính sách, bao gồm các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ. Xây dựng các thủ tục làm việc liên quan đến quản lý môi trường nhằm đảm bảo cam kết tuân thủ tất cả các quy định pháp luật về môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp nên thiết lập các mục tiêu môi trường. 
  • Đánh giá và kiểm tra định kỳ: Thực hiện giám sát và đo lường thường xuyên để đánh giá hiệu quả của hệ thống. Các hoạt động này giúp đảm bảo rằng hệ thống đang hoạt động hiệu quả, tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn và liên tục được cải thiện. Ngoài ra, việc đánh giá, kiểm tra nhằm đảm bảo hệ thống luôn phù hợp với các thay đổi trong hoạt động của tổ chức và môi trường kinh doanh 
  • Lựa chọn đơn vị tư vấn: Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình triển khai thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001, tuy nhiên việc triển khai sẽ có thể gặp khó khăn hơn so với việc lựa chọn một đơn vị uy tín hỗ trợ cho quá trình triển khai tiêu chuẩn. Doanh nghiệp nên chọn tổ chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng hệ thống quản lý môi trường,  có uy tín và được công nhận. 

>>> Tổ chức nào chứng nhận ISO 14001:2015 uy tín nhất ?


Trên đây là thông tin về các đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cũng như những lưu ý để áp dụng thành công ISO 14001. Nếu Quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn, vướng mắc khi triển khai áp dụng ISO 14001:2015, vui lòng liên hệ ngay với KNA CERT theo Hotline: 0932.211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ 

Chia sẻ

Tin liên quan