CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

EN 15343:2007 là gì? Nguồn gốc và hàm lượng tái chế của sản phẩm nhựa

Để truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế, đánh giá sự phù hợp và xác minh hàm lượng tái chế trong sản phẩm, các doanh nghiệp có thể áp dụng và thực hiện chứng nhận EN 15343:2007. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu chi tiết hơn các thông tin về đối tượng và nội dung của tiêu chuẩn.


tieu-chuan-en-15343


TIÊU CHUẨN EN 15343:2007 LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn EN 15343:2007 là một tiêu chuẩn châu Âu được áp dụng trong lĩnh vực quản lý nguồn gốc và hàm lượng tái chế của nhựa. Được phát triển và phê duyệt vào ngày 2/11/2007 bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Châu Âu (European Committee for Standardization - CEN), tiêu chuẩn EN 15343 nhằm thiết lập các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể về việc quản lý nguồn gốc và xác minh hàm lượng tái chế của các sản phẩm nhựa tái chế.

Tiêu chuẩn EN 15343:2007 là một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành công nghiệp nhựa tái chế thực hiện các quy trình sản xuất, quản lý một cách hiệu quả và đáng tin cậy, từ đó đóng góp vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA TIÊU CHUẨN EN 15343:2007

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn EN 15343:2007. Đối với tài liệu có năm đi kèm, chỉ bản được nêu áp dụng. Đối với các tài liệu tham khảo không ghi ngày tháng, phiên bản mới nhất của tài liệu sẽ được tham chiếu (bao gồm cả bản sửa đổi) sẽ được áp dụng:

  • EN 15342, Nhựa – Nhựa tái chế – Đặc tính của chất tái chế polystyrene (PS)
  • EN 15344, Nhựa – Nhựa tái chế – Đặc tính của chất tái chế polyetylen (PE)
  • EN 15345, Nhựa - Nhựa tái chế - Đặc tính tái chế nhựa của chất tái chế (PP)
  • EN 15346, Nhựa - Nhựa tái chế - Đặc tính của chất tái chế poly (vinyl clorua) (PVC)
  • EN 15347, Nhựa - Nhựa tái chế - Đặc tính của chất thải nhựa
  • EN 15348, Nhựa - Nhựa tái chế - Đặc tính của chất tái chế poly (ethylene terephthalate) (PET)
  • CEN/TR 15353:2007, Nhựa - Nhựa tái chế - Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cho nhựa tái chế
  • EN ISO 472:2001, Nhựa - Từ vựng (ISO 472:1999)
  • EN ISO 14021, Nhãn môi trường và công bố - Công bố môi trường tự công bố (Ghi nhãn môi trường loại II) (ISO 14021:1999)
  • ISO 17422, Nhựa – Khía cạnh môi trường – Hướng dẫn chung để đưa chúng vào tiêu chuẩn

MỤC TIÊU CỦA TIÊU CHUẨN EN 15343

Tiêu chuẩn EN 15343:2007 được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về việc quản lý và kiểm soát quá trình tái chế nhựa. Đây được xem như nỗ lực của Quốc tế trong việc đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa tái chế. Tiêu chuẩn EN 15343:2007 hướng tới các mục tiêu đáng chú ý sau:

  1. Đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhựa tái chế

Tiêu chuẩn EN 15343 yêu cầu các doanh nghiệp và tổ chức phải duy trì thông tin chi tiết và chính xác về nguồn gốc của nhựa tái chế, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Điều này giúp tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng các sản phẩm nhựa tái chế đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

EN 15343:2007 là gì?

  1. Kiểm soát chất lượng sản phẩm nhựa tái chế

Tiêu chuẩn EN 15343 đặt ra các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm nhựa tái chế, bao gồm các yêu cầu về đặc tính vật lý, hóa học, và khả năng tái chế. Điều này đảm bảo rằng các sản phẩm tái chế đáp ứng những yêu cầu cần thiết để sử dụng trong các ứng dụng khác nhau mà không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

  1. Thúc đẩy sự phát triển bền vững

Bằng cách tạo ra một khung pháp lý và kỹ thuật chung cho việc quản lý nguồn gốc và xác minh hàm lượng tái chế của nhựa, tiêu chuẩn EN 15343:2007 đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp tái chế. Việc thực thi tiêu chuẩn này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên hiệu quả hơn.

→ Với những mục tiêu trên, Tiêu chuẩn EN 15343:2007 đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và đảm bảo rằng quá trình tái chế nhựa được thực hiện một cách minh bạch và hiệu quả.

AI CÓ THỂ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN EN 15343?

Bất kỳ cơ sở nào có khả năng tái chế chất thải nhựa trước và sau tiêu dùng đều có thể áp dụng Tiêu chuẩn EN 15343. Chứng nhận EN 15343:2007 dành cho mọi doanh nghiệp hoạt động xử lý nguyên liệu nhựa tái chế hoặc sản xuất sản phẩm nhựa tái chế.

NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN EN 15343:2007 LÀ GÌ?

Lời tựa

Giới thiệu

  1. Phạm vi
  2. Tài liệu tham khảo tiêu chuẩn
  3. Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt
  4. Phương pháp và quy trình

4.1 Kiểm soát nguyên liệu đầu vào

4.2 Kiểm soát quy trình sản xuất chất tái chế

4.3 Đặc tính chất tái chế của nhựa

4.4 Truy xuất nguồn gốc

  1. Đảm bảo chất lượng
  2. Nội dung tái chế

Thư mục

CÁCH THỨC THU GOM NGUYÊN LIỆU NHỰA TÁI CHẾ THEO EN 15343

  • Nhựa phế thải được thu gom theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của chúng.
  • Bao bì gia dụng có thể được gom gặt ở các địa điểm dân sinh, qua hệ thống thu gom, trong đó các sản phẩm đã qua sử dụng được người dùng bỏ vào thùng chứa hoặc bằng hệ thống ký gửi.
  • Chất thải được thu gom thường tập trung tại các trung tâm phân loại, nơi các sản phẩm nhựa có thể được phân loại theo màu sắc, chức năng hoặc thành phần hóa học.
  • Các sản phẩm hết hạn sử dụng như thiết bị điện tử hoặc xe cộ được người tiêu dùng trả lại cho nhà cung cấp, sau đó gửi đến những công ty chuyên biệt để tháo dỡ và thu hồi lại các thành phần nhựa.
  • Trong quá trình phá dỡ các công trình dân dụng, các bộ phận có chứa nhựa được tách ra và gửi đến những công ty chuyên biệt để phân loại tiếp.
  • Chất thải sản xuất được thu gom từ các nhà sản xuất và chế biến, thường là các đại lý, những đơn vị có thể sản xuất hạt nhựa hoặc cô đặc nó.

PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH CỦA EN 15343

  1. Kiểm soát nguyên liệu đầu vào

  • Các chương trình thu gom và phân loại nhựa tái chế phải được thiết kế phù hợp để cung cấp những phần chất thải nhựa có thể tái chế phù hợp với các công nghệ tái chế hiện có và với nhu cầu (có thể thay đổi) của đầu ra thị trường, tốt nhất là ở mức chi phí tối thiểu.
  • Việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào phải được thực hiện theo Tiêu chuẩn EN 15347.
  • Cần phải nhận dạng lô hàng.
  • Người thu gom và phân loại phải lưu giữ hồ sơ về các sản phẩm được nhập vào và phân loại cẩn thận

EN 15343:2007 là gì?

  1. Kiểm soát quá trình sản xuất tái chế

  • Doanh nghiệp phải kiểm soát quá trình tái chế để đảm bảo hoạt động đúng theo thực hành sản xuất tốt. Điều này sẽ bao gồm:
  • Ghi lại các thay đổi của quá trình
  • Thử nghiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm được cung cấp theo quy trình
  • Nhận dạng lô của đầu ra.
  • Đối với các ứng dụng cụ thể, các thử nghiệm sẽ được yêu cầu để chứng minh rằng quy trình có khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của ứng dụng, ví dụ như ứng dụng thực phẩm, ô tô.
  1. Đặc tính tái chế nhựa

Để người mua nguyên liệu tái chế có thể tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm, nhà cung cấp phải cung cấp các đặc tính của lô nguyên liệu tái chế theo tiêu chuẩn liên quan, ví dụ: EN 15342, EN 15344, EN 15345, EN 15346 hoặc EN 15348.

  1. Truy xuất nguồn gốc

Để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc cần thiết theo ứng dụng dự định, nhà cung cấp nguyên liệu tái chế phải cung cấp dữ liệu cho từng giai đoạn được mô tả ở mục 1, 2, 3 bên trên. Tất cả các quy trình nhận dạng và ghi lại dữ liệu phải được lập thành văn bản và ghi lại một cách thích hợp.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN EN 15343

Dưới đây là quy trình chứng nhận theo tiêu chuẩn EN 15343:2007, từ việc xác định sản phẩm đến quy trình cấp chứng nhận và tái chứng nhận:

Bước 1: Xác định xem Sản phẩm có thuộc phạm vi của EN 15343 không?

Đánh giá tính chất và thành phần của sản phẩm để xác định liệu nó phù hợp với yêu cầu về quản lý nguồn gốc và hàm lượng tái chế của tiêu chuẩn EN 15343 hay không.

Bước 2: Nắm bắt các yêu cầu của tiêu chuẩn EN 15343

Tìm hiểu và tuân thủ các yêu cầu cụ thể về truy xuất nguồn gốc và hàm lượng tái chế trong tiêu chuẩn EN 15343:2007 để đảm bảo rằng quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm của bạn đáp ứng các yêu cầu này.

Bước 3: Liên hệ Tổ chức chứng nhận EN 15343

Liên hệ với tổ chức chứng nhận có uy tín và có thẩm quyền để bắt đầu quá trình chứng nhận theo tiêu chuẩn EN 15343

Bước 5: Đánh giá hiện trường

Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện một cuộc đánh giá hiện trường để đánh giá và kiểm tra quá trình sản xuất của bạn theo các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 6: Thẩm xét tài liệu - quy trình

Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm định các tài liệu và quy trình liên quan đến quá trình sản xuất của bạn để đảm bảo rằng chúng tuân thủ đúng các quy định của tiêu chuẩn.

Bước 7: Hành động khắc phục

Nếu có bất kỳ điểm nào không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá, bạn cần thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn EN 15343:2007.

Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận EN 15343 (hiệu lực 1 năm)

Nếu hoàn thành các yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho bạn Giấy chứng nhận EN 15343 cho doanh nghiệp. Chứng chỉ có hiệu lực trong 01 (một) năm.

Bước 9: Tái chứng nhận

Để duy trì chứng nhận, bạn cần tái chứng nhận sau 12 tháng.

EN 15343 PDF FREE DOWNLOAD

EN 15343 PDF Free Download về là “Nhựa - Nhựa tái chế - Truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế, đánh giá sự phù hợp và hàm lượng tái chế” là tài liệu được nhiều Doanh nghiệp trong ngành Nhựa quan tâm, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài. KNA CERT luôn sẵn sàng chia sẻ các tài liệu mà mình có với các Doanh Nghiệp.

Ngoài ra, KNA CERT cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận cho các sản phẩm nhựa tái chế theo Tiêu chuẩn 15343:2007 với Chi phí tốt – Hiệu quả cao.

Hãy liên hệ với KNA Cert ngay hôm nay theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được nhận tài liệu miễn phí hoặc nhận báo giá dịch vụ Chứng nhận 15343:2007.

Chia sẻ

Tin liên quan