Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Tiêu chuẩn VietGAP là tiêu chuẩn cơ bản mà mọi doanh nghiệp nên tìm hiểu, áp dụng để thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
VietGAP là viết tắt từ cụm từ “Vietnamese Good Agricultural Practices” dịch sang tiếng Việt là “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam”. Tiêu chuẩn VietGAP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng và thuộc quyền quản lý của Tổ chức này.
Tiêu chuẩn gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm:
Tiêu chuẩn VietGAP được biên soạn dựa trên:
Nội dung tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt được quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11892-1:2017. VietGAP trồng trọt dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm trồng trọt Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
2) Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi
VietGAP chăn nuôi viết tắt là VietGAHP (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices). Nội dung tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi được quy định trong Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 kèm theo 08 quy trình thực hành chăn nuôi tốt là:
Nội dung tiêu chuẩn VietGAP thủy sản được quy định trong các tài liệu sau của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
12 Tiêu chuẩn VietGAP được hiểu là các yếu tố cơ bản được quy định trong Tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt tại Việt Nam, bao gồm:
Tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với mọi doanh nghiệp có các hoạt động liên quan tới trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản như:
Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định
Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm về Tiêu chuẩn VietGAP, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com