CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Giới thiệu Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organiction for Standardization, viết tắt là ISO) là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa lớn nhất thế giới. ISO được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1947.


Mục tiêu của ISO là thúc đẩy phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan trên toàn thế giới nhằm tạo ra thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học công nghệ và kinh tế.

Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia để cùng chia sẻ kiến thức và xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, dựa trên sự đồng thuận và thích hợp với thị trường, hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp cho các thách thức toàn cầu.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO cung cấp các yêu cầu, quy định kỹ thuật, hướng dẫn hoặc các đặc tính có thể được sử dụng một cách thích hợp để đảm bảo các nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích cũng như chất lượng, an toàn và hiệu quả, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Hệ thống tiêu chuẩn và các tài liệu dạng tiêu chuẩn của ISO bao trùm gần như tất cả các ngành công nghiệp và chăm sóc sức khỏe cũng như các lĩnh vực có liên quan khác. Tiêu chuẩn quốc tế ISO tác tới mọi người, moi nơi.

Cơ chế thành viên: các thành viên của ISO là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (hoặc tổ chức tiêu chuẩn được quốc gia chỉ định là cơ quan tiêu chuẩn quốc gia) của các nước thành viên Liên Hợp Quốc và mỗi quốc gia chỉ có một thành viên đại diện.

ISO có ba loại hình thành viên là thành viên đầy đủ, thành viên thông tấn và thành viên đăng ký. Mỗi loại thành viên đều có một mức độ tiếp cận và ảnh hưởng khác nhau đối với hệ thống ISO. Hiện nay ISO có tổng số 164 thành viên, trong đó 120 thành viên đầy đủ, 40 thành viên thông tấn và 4 thành viên đăng ký. Điều này giúp ISO tính đến cũng như nhận diện các nhu cầu và năng lực khác nhau của mỗi cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.

Thành viên đầy đủ ảnh hưởng đến chiến lược và việc xây dựng tiêu chuẩn ISO bằng cách tham gia và bỏ phiếu trong các cuộc họp về chính sách và kĩ thuật của ISO. Thành viên đầy đủ có quyền bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO thành tiêu chuẩn quốc gia tại quốc gia mình.

Thành viên thông tấn tham gia việc xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược của ISO bằng cách tham dự các cuộc họp về chính sách và kỷ luật ISO với tư cách quan sát viên. Các thành viên thông tấn có thể bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO thành tiêu chuẩn quốc gia tại quốc gia mình.

Thành viên đăg ký có thể chấp nhận các thông tin cập nhật về các công việc của ISO nhưng không được tham gia vào các công việc này, không được bán hoặc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO thành tiêu chuẩn quốc gia tại quốc gia mình.

Cơ cấu tổ chức của ISO bao gồm:

  • Đại hộ đồng (General Assembly): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất đối với tất cả các công việc của ISO. Đại hội đồng họp toàn thể mỗi năm một lần với sự tham gia của tất cả các nước thành viên và quan chức của ISO để trao đổi, thảo luận và ra quyết định về các chính sách, chiến lược của ISO.
  • Hội đồng ISO (ISO Council): Là cơ quan điều hành cao nhất, nơi chủ trì xây dựng các dự thảo chính sách, chiến lược chính, chịu trách nhiệm về hầu hết các vấn đề quản lí. Hội đồng họp một năm hai lần; gồm 20 thành viên được Đại hội đồng ISO bầu ra và được thay đổi luân phiên để đảm bảo tính đại diện của các thành viên ISO. Cuộc họp hội đồng thường có sự tham gia của các thành viên Hội đồng, các cán bộ của ISO và trưởng Ban Chính sách Phát triển (CASCO, COPOLCO, DEVCO);
  • Ban Quản lý kỹ thuật (Technical Management Board- TMB): Tổ chức và quan lý các hoạt động kỹ thuật. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm thành lập, giải tán và định hướng hoạt động cho các Ban Kỹ Thuật tiêu chuẩn và Ban Cố vấn Chiến lược
  • Ban Thư ký trung tâm (Central Secretaiat): do tổng Thư ký điều hành
  • Các ban Kỹ thuật/ Tiểu ban kỹ thuật (Technical Committees/ Sub- Committes viết tắt là ISO/TCs/SCs) và các nhóm công tác trực thuộc (WGS) thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu dạng tiêu chuẩn của ISO.

Hoạt động kỹ thuật của ISO được triển khai bởi 3573 tổ chức/ đơn vị kỹ thuật, trong đó có 249 ban kỹ thuật (TC), 504 tiểu ban kỹ thuật (SC), 2714 nhóm công tác và 106 nhóm đặc cách. Ngoài ra còn có 711 tổ chức quốc tế/khu vực có quan hệ đối tác với các Ban kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật của ISO. Tổng số tiêu chuẩn được ISO ban hành tính đến năm 2019 là 22586 trong 18 lĩnh vực Kỹ thuật (Tỷ lệ TCQT ban hành theo lĩnh vực thể hiện trong hình 1-1).

TIÊU CHUẨN ISO THEO TỪNG LĨNH VỰC

Tỷ lệ % tiêu chuẩn quốc tế ISO đã được ban hành theo các lĩnh vực

Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tham gia là thành viên đầy đủ của ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định cho tổ chức này. Việt Nam đã được bầu là thành viên của hội đồng ISO tromg ba nhiệm kỳ: 1997-1998, 2001-2002 và 2004- 2005, tham gia nhiều hoạt động kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn với tư cách thành viên chính thức (P member) hoặc thành viên quan sát (O-member) trong 87 Ban kỹ thuật/ Tiểu ban kỹ thuật và 04 Ban chính sách phát triển của ISO (chi tiết tham gia các hoạt động kỹ thuật của ISO).

Hy vọng với những kiến thức mà KNA chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của mình áp dụng đúng và hiệu quả Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO.

Chia sẻ

Tin liên quan