CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, rộng đường vào thị trường Halal

Với việc áp dụng tiêu chuẩn Halal có thể giúp cho các Doanh Nghiệp nhận thức được rõ ràng các yêu cầu cơ bản trong quá trình sản xuất sản phẩm Halal. Từ đó dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn Halal của các quốc gia nhập khẩu.


Hiện nay số lượng người dân sử dụng thực phẩm Halal ngày một nhiều. Đây là thị trường tiềm năng lớn trên thế giới và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá về tiềm năng thị trường Halal hiện nay thì ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert), Tổng cục TCĐLCL cho biết, sản phẩm Halal không chỉ là thực phẩm như chúng ta thường hay nghĩ tới, thực tế sản phẩm Halal rất rộng bao gồm cả ngành dược mỹ phẩm, thời trang, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng… Như vậy có thể hình dung ngành Halal trở thành ngành kinh tế ngày càng quan trọng.

bộ tiêu chuẩn halal

Xét về trong nước thì Việt Nam là một quốc gia có khá nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường thực phẩm Halal. Do khu vực gần với thị trường Halal lớn tại Châu Á, Đông Nam Á. Có nhiều thế mạnh về thực phẩm, du lịch, dịch vụ. Việt Nam cũng có nên công nghiệp chế biến thực phẩm hiện đại đáp ứng yêu cầu về sản phẩm ngành Halal.

Do trong thời gian qua Việt Nam đã tham gia kí kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nước ta hiện là mắt xích khá quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực và liên khu vực. Những hiệp định này cũng là những cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kể cả các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như EU, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam, trong đó có sản phẩm Halal.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã huy động các nguồn lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm xây dựng, phát triển ngành Halal Việt Nam bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.

Bộ tiêu chuẩn thực phẩm Halal dành cho người Hồi Giáo một thị trường dân số khá lớn trên thế giới. Cũng theo ông Dũng, để mở cửa thị trường, doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal. Halal có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là “hợp pháp” và các sản phẩm Halal chính là sản phẩm phù hợp quy định của pháp luật Hồi giáo. Đối lập với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Halal và Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Đối với người Hồi giáo, sản phẩm Halal không chỉ là lựa chọn ưu tiên mà còn là nghĩa vụ tôn giáo. Người Hồi giáo chỉ tiêu thụ sản phẩm Halal.

"So với yêu cầu tiêu chuẩn của các thị trường khác thì tiêu chuẩn Halal rất đặc thù. Bên cạnh yêu cầu cơ bản về hệ thống kiểm soát sản xuất, nhân sự… doanh nghiệp sản xuất Halal cần đáp ứng yêu cầu đặc thù khác. Chẳng hạn, sản phẩm không phải Haram hoặc sử dụng những thành phần không phải Haram phù hợp với các yêu cầu của luật Shari’ah và thiên kinh Quran; Dây chuyền sản xuất không sử dụng chung cho sản xuất Halal và Haram. Đối với doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng yêu cầu nghiêm ngặt hơn", ông Dũng nói.

Tổng cục TCĐLCL cũng tăng cường hợp tác quốc tế với các nước để đạt được thỏa thuận thừa nhận song phương giữa Việt Nam với các nước Hồi giáo. Chúng ta đã ký kết MoU với Iran, sắp tới là UAE và một số nước Hồi giáo khác.

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, rộng đường vào thị trường Halal

Một thực tế hiện nay trong các nước Hồi giáo chưa có bộ tiêu chuẩn chung và hài hòa về tiêu chuẩn Halal do đó mỗi khu vực sẽ có tiêu chuẩn riêng. Đó cũng sẽ là những khó khăn của Việt Nam khi xây dựng tiêu chuẩn cần phải đáp ứng các yêu cầu đó. Chính vì thế mà hướng ưu tiên chính là xây dựng bộ tiêu chuẩn cho những thị trường lớn và tiềm năng, sẽ theo hướng hài hòa và tối đa.

Hiện nay trong các nước Hồi giáo chưa có bộ tiêu chuẩn chung và hài hòa về tiêu chuẩn Halal, cho nên mỗi khu vực sẽ có tiêu chuẩn riêng. Một trong những khó khăn của Việt Nam khi xây dựng tiêu chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu đó, vì vậy hướng ưu tiên là xây dựng tiêu chuẩn cho những thị trường lớn và tiềm năng, sẽ theo hướng hài hòa và tối đa.

Đây cũng là cách chúng ta có thể làm được và cách thức doanh nghiệp đang hướng đến, việc áp dụng tiêu chuẩn Halal của Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp bước đầu nhận thức được yêu cầu cơ bản trong sản xuất sản phẩm Halal. Từ đó, dễ dàng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Halal của các quốc gia khác.

Theo: VietQ.vn 

Chia sẻ

Tin liên quan