Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Theo phòng Chế độ BHXH (BHXH tỉnh) bà Lưu Thị Thu Dung cho biết: NLĐ được hưởng chế độ BH TNLĐ khi bị tai nạn lao động thuộc những trường hợp sau: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này cần có văn bản theo yêu cầu từ đơn vị), bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý…
Với các trường hợp như trên thì Người Lao Động sẽ được hưởng BH TNLĐ theo một trong hai hình thức là trợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hàng tháng. Mức chế độ BH sẽ được tính dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động:
Cụ thể:
Đối với trường hợp tính theo số năm đóng BHXH thì NLĐ tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương/tiền công đóng BHXH. Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương/tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
Một bệnh nhân bị tai nạn lao động được điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa.
Với mức trợ cấp hàng tháng thì sẽ tính theo tỷ lệ thương tật:
Cụ thể:
Mức tham gia đóng BHXH:
Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương/tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương/tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
Ngoài ra, NLĐ đang làm việc bị chết do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
Khi bị TNLĐ trong những trường hợp kể trên, để được giải quyết chính sách BH, NLĐ cần phải có Sổ BHXH, văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động, biên bản điều tra TNLĐ, giấy ra viện, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa. Trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì ngoài các giấy tờ quy định trên cần có thêm bản sao biên bản TNGT (nếu bị TNGT trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì ngoài các giấy tờ trên còn phải có thêm bản sao hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú).
Tuy nhiên, theo anh P.C.V. (phường 7, TP. Vũng Tàu), người bị TNGT trên đường đi làm về làm rách mí mắt, gãy xương mặt, thủ tục giải quyết hồ sơ để được hưởng BH TNLĐ còn khá phức tạp. Sau gần 1 tháng bị tai nạn với tổng chi phí điều trị, đi lại hết gần 25 triệu đồng (tự chi trả), anh V. vẫn chưa được hưởng BH TNLĐ do chưa hoàn tất hồ sơ để hưởng trợ cấp. Anh V. cho biết, việc hoàn tất giấy tờ để được hưởng chế độ rất khó khăn. Chẳng hạn, chỉ riêng giấy giám định thương tích từ bệnh viện nơi mình điều trị, anh V. phải mất cả 1 tuần chờ đợi. Ngoài ra, phải xin giấy giới thiệu của DN, biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan công an mới đủ hồ sơ để giám định tại Trung tâm Giám định y khoa tỉnh.
Theo báo cáo của Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, năm 2017, toàn tỉnh xảy ra 331 vụ TNLĐ làm 339 người bị nạn, trong đó có 11 vụ TNLĐ chết người (so với năm 2016, tăng 5 vụ TNLĐ). Riêng 4 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ TNLĐ làm chết 7 người. Trong 7 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh chỉ có 10 NLĐ hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng, 18 NLĐ được hưởng trợ cấp TNLĐ 1 lần. |
Theo Báo Bà Rịa – Vũng Tàu