CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Nội dung An ninh nông nghiệp CTPAT

An ninh nông nghiệp CTPAT là một trong 12 nội dung của Chương trình An ninh chuỗi cung ứng.


TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Nông nghiệp là ngành tạo việc làm lớn nhất ở Mỹ. Đây cũng là ngành bị đe dọa bởi sự ô nhiễm của động vật và thực vật đưa từ nước ngoài vào như đất, phân, hạt giống và vật chất động, thực vật có thể gây hại, dung dưỡng sâu bệnh xâm nhập và phá hoại.

an ninh nông nghiệp theo C-TPAT


LỢI ÍCH CỦA AN NINH NÔNG NGHIỆP THEO CTPAT

Thực hiện an ninh nông nghiệp đảm bảo:

  • Loại bỏ chất gây ô nhiễm trong tất cả các phương tiện vận chuyển và trong tất cả các loại hàng hóa có thể làm giảm thời gian lưu hàng ở CBP
  • Giảm thời gian gián đoạn trong chuỗi cung ứng
  • Giảm lượng hàng hóa trả về hoặc phải xử lý.
  • Giúp bảo vệ một ngành kinh tế chính yếu của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung
  • Đảm bảo nguồn cung thực phẩm toàn cầu

KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG CỦA AN NINH NÔNG NGHIỆP

Khi tìm hiểu về nội dung an ninh nông nghiệp trong tiêu chuẩn CTPAT, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới khái niệm “Ô nhiễm dịch hại”.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế định nghĩa: Ô nhiễm dịch hại là các dạng động vật, côn trùng hoặc động vật không xương sống khác (còn sống hoặc đã chết, trong bất kỳ giai đoạn vòng đời nào, bao gồm vỏ trứng hoặc ấu trùng) hoặc bất kỳ vật chất hữu cơ nào có nguồn gốc động vật (bao gồm cả máu, xương, lông, thịt, dịch tiết, bài tiết); thực vật có thể nẩy mầm hoặc không thể nẩy mầm hoặc các sản phẩm thực vật (bao gồm trái cây, hạt, lá, cành, rễ, vỏ cây); hoặc vật chất hữu cơ khác, bao gồm cả nấm; hoặc đất, hoặc nước; ở đó các sản phẩm này không phải là hàng hóa được liệt kê trong các Công cụ Vận tải Quốc tế (ví dụ như container, thiết bị tải hàng, v.v.).


TIÊU CHÍ CTPAT VỀ AN NINH NÔNG NGHIỆP THEO C-TPAT

  • Các Thành viên CTPAT, theo đúng mô hình kinh doanh của họ, phải có các quy trình bằng văn bản được thiết kế để ngăn ngừa ô nhiễm dịch hại có thể nhìn thấy, bao gồm việc tuân thủ các quy định về vật liệu đóng hàng bằng gỗ (WPM).
  • Các biện pháp phòng trừ dịch hại hữu hình phải được tuân thủ trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
  • Các biện pháp liên quan đến WPM phải đáp ứng Tiêu chuẩn quốc tế đối với các biện pháp kiểm dịch thực vật số 15 (ISPM 15) của Công ước bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC).

NỘI DUNG CHI TIẾT VỀ AN NINH NÔNG NGHIỆP

  • WPM được định nghĩa là gỗ hoặc sản phẩm gỗ (không bao gồm các sản phẩm giấy) được sử dụng để hỗ trợ, bảo vệ hoặc vận chuyển hàng hóa. WPM bao gồm các mặt hàng như pallet, thùng, hộp, cuộn và chèn lót. Thông thường, các mặt hàng này được làm bằng gỗ thô có thể chưa trải qua quá trình xử lý hoặc xử lý chưa đủ để loại bỏ hoặc tiêu diệt sâu bệnh, và do đó vẫn là một phương tiện cho sâu bệnh xâm nhập và lây lan. Vật chèn lót nói riêng đã được chứng minh là có nguy cơ cao để sâu bệnh xâm nhập và lây lan.
  • IPPC là một hiệp ước đa phương được giám sát bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc nhằm bảo đảm sự phối hợp, hành động hiệu quả để ngăn chặn và kiểm soát việc xâm nhập và lây lan các loài gây hại và ô nhiễm.
  • ISPM 15 bao gồm các biện pháp được quốc tế chấp nhận có thể được áp dụng cho WPM để giảm đáng kể nguy cơ xâm nhập và lây lan của hầu hết các loài gây hại có liên quan đến WPM. ISPM 15 ảnh hưởng đến tất cả các vật liệu đóng hàng bằng gỗ, yêu cầu chúng phải được cạo sạch vỏ và sau đó được xử lý nhiệt hoặc khử trùng bằng methyl bromide và được đóng dấu hoặc gắn nhãn hiệu tuân thủ IPPC. Dấu hiệu tuân thủ này được gọi không chính thức là "tem lúa mì". Các sản phẩm được miễn trừ ISPM 15 được làm từ các vật liệu thay thế, như các sản phẩm giấy, kim loại, nhựa hoặc ván gỗ (ví dụ: ván sợi định hướng, ván cứng và ván ép).

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Để tìm hiểu rõ hơn về An ninh nông nghiệp CTPAT và các nội dung khác của tiêu chuẩn, Quý Tổ chức / Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan