CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Tai nạn lao động: Nỗi đau người ở lại

Tai nạn lao động đã và đang trở thành nỗi đau dai dẳng, bởi hậu quả nó để lại là vết thương về thể xác lẫn tinh thần và cả gánh nặng mưu sinh cho mỗi gia đình.


Nỗi đau người ở lại

Tháng 3-2018, anh Lê Văn Tèo (SN 1984), công nhân Công ty Avtech (nhà thầu phụ Công ty TNHH Posco Việt Nam) trong khi đang leo lên mái tôn xem các công nhân khác làm việc thì bất ngờ bị trượt chân té xuống đất, tử vong tại chỗ. Ông Lê Văn Trận, ba của anh Tèo cho biết: “Khi bị nạn, con tôi mới vào công ty làm được 4 ngày. Mấy hôm trước, Tèo còn động viên ba má giữ sức khỏe để chờ nó đi làm kiếm đủ tiền về sửa sang lại nhà cho ba má. Con trai mất, con dâu cũng bỏ đi, để lại đứa cháu nội chưa tròn 5 tuổi cho vợ chồng tôi nuôi”.

Những gia đình có người thân mất vì tai nạn lao động càng hiểu thấu nỗi đau của người ở lại. Đó không chỉ là mất mát về trụ cột lao động của gia đình mà còn mất mát lớn về tinh thần. Chị Hồng Cẩm Nhung, vợ anh Doãn Văn Quang (SN 1986), lái xe nâng tại Công ty TNHH CS Wind Việt Nam cho biết, ngày 11-1-2018, trong quá trình lái xe nâng cẩu ống tháp gió lên cao, anh Quang bị nắp ống tháp gió rơi xuống đè lên người gây tử vong tại chỗ. Đến giờ, chị Nhung vẫn còn bàng hoàng khi nhớ lại giây phút nhận tin chồng mất vì TNLĐ: “Tôi lặng người vì không dám tin vào sự thật. Khi ấy, tôi chỉ nghĩ, không biết rồi sau này sẽ phải nói với các con thế nào”. Vợ chồng chị Nhung kết hôn từ năm 2014 và có 2 con (con lớn mới 3 tuổi, con nhỏ 8 tháng tuổi). Cuộc sống đang yên bình, hạnh phúc thì sóng gió ập tới. Bế đứa con nhỏ trên tay, chị Nhung nói trong nghẹn ngào: “Nhiều đêm tôi lặng người khi nghe con lớn hỏi, mẹ ơi, ba con đâu? Khi ấy, tôi chỉ có thể nói với con rằng, ba đang đi làm xa, khi nào con lớn ba sẽ về. Tôi nghĩ, tôi có thể lo cho các con về vật chất, nhưng không bù đắp được nỗi mất cha của các con”.

tai nạn lao động Tai nạn lao động gây hậu quả cả về thể xác lẫn tinh thần (ảnh tham khảo)

Tai nạn lao động luôn rình rập và chẳng ai có thể đoán được nó có đến với mình hay không. Chỉ cần sơ sẩy trong một tích tắc đã phải đánh đổi cả tính mạng của mình và để lại sau lưng là biết bao nỗi đớn đau cho người thân. Chị Lê Thị Lang ở thôn Đông Thuận, xã Bình Trung (Bình Sơn) cũng đột ngột tử nạn khi đang làm việc thời vụ cho Công ty CP Quảng Phúc ở xã Bình Nguyên. Anh Phan Thanh Tâm – chồng chị, dường như vẫn chưa tin là vợ mình không còn trên đời. Anh nói: “Giờ gắng gượng nuôi con, vừa làm cha, vừa thay chị làm mẹ. Cuộc sống vốn đã khó khăn, nay lại càng khốn khó hơn”.

Những trường hợp bị tai nạn lao động được doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội hỗ trợ một phần chi phí. Tuy nhiên, đối với những lao động tự do, không có hợp đồng lao động, khi không may xảy ra tai nạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi.

Vì đâu nên nỗi

Trung bình mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 6.000 – 7.000 vụ tai nạn lao động, trong đó ngành xây dựng chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn lao động qua các năm không giảm mà lại tăng lên do rất nhiều nguyên nhân:

  1. Đó là do chính các thiết bị không bảo đảm an toàn, hoặc do điều kiện làm việc không tốt. Tại những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ thì điều kiện thiết bị công nghệ lạc hậu. Trang, thiết bị an toàn thiếu hoặc không bảo đảm yêu cầu. Đặc biệt, nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (ATLĐ) nhưng chưa được kiểm tra, đăng ký sử dụng.
  2. Nhận thức của người sử dụng lao động không quan tâm tới công tác an toàn và bảo hộ lao động. Dù đã được cảnh báo về những nguy cơ gây TNLĐ nhưng người sử dụng lao động vẫn làm ngơ, không thực hiện những giải pháp về ATLĐ, vệ sinh lao động.
  3. Nhận thức của chính người lao động về tầm quan trọng của công tác an toàn chưa cao. Mặc dù biết mức độ nguy hiểm nhưng nhiều người sử dụng các thiết bị vẫn không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn.

tai nạn lao động Sự chủ quan của NLĐ là nguyên nhân khiến số vụ TNLĐ không ngừng tăng lên (ảnh tham khảo)

  1. Người sử dụng, vận hành thiếu hiểu biết về các thiết bị cũng như các quy định về an toàn đối với các thiết bị. Theo quy định, người sử dụng, vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải tham gia huấn luyện, nhưng thực tế hiện có rất ít doanh nghiệp, cơ sở tham gia các khóa huấn luyện về ATVSLĐ. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về ATLĐ còn nhiều bất cập so với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế.
  2. Hệ thống luật pháp (bao gồm cả các văn bản quy phạm pháp luật lẫn các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật ) ta thấy chưa hoàn chỉnh, chồng chéo, chậm điều chỉnh; việc thực thi pháp luật không nghiêm trong công tác xử lý các vi phạm về an toàn lao động…
  3. Đối với những người làm công tác an toàn và BHLĐ tại cơ sở vừa thiếu lại vừa yếu cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan làm cho tai nạn ngày một gia tăng.
Chia sẻ

Tin liên quan