CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VietGAP

Các điều kiện thuận lợi và khó khăn là điều mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp hết sức quan tâm khi xây dựng mô hình Thực hành Sản xuất Nông nghiệp Tốt. Dưới đây là nội dung về những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VietGAP.


Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VietGAP


ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG VIETGAP

Thuận lợi 1: Tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được biết đến nhiều hơn

Biểu hiện:

  • Ngày càng nhiều đơn vị có nhu cầu áp dụng VietGAP
  • Số lượng chứng chỉ VietGAP tăng dần qua các năm
  • Tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng trong mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

Nguyên nhân:

  • Nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng VietGAP do yêu cầu của khách hàng
  • Các tổ chức, doanh nghiệp nhận thức được lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP

Thuận lợi 2: Nội dung Tiêu chuẩn VietGAP được hoàn thiện

Biểu hiện:

  • Cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm trong đó hướng dẫn thực hiện VietGAP đối với từng sản phẩm cụ thể.
  • Những văn bản này được cập nhật và sửa đổi định kỳ

Nguyên nhân:

  • Cập nhật để phù hợp với tình hình thực tiễn
  • Thay đổi để đáp ứng các yêu cầu mới

Thuận lợi 3: Tiêu chuẩn VietGAP tương thích với pháp luật Việt Nam

Biểu hiện:

  • VietGAP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế nhưng phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam như Luật Môi trường, Luật Lao động,…

Nguyên nhân:

  • VietGAP được xây dựng với tư cách là một bộ tiêu chuẩn dành riêng cho thị trường Việt Nam

Thuận lợi 4: Dịch vụ tư vấn VietGAP phát triển

Biểu hiện:

  • Xuất hiện nhiều công ty tư vấn VietGAP
  • Nhiều tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn VietGAP trong quá trình áp dụng VietGAP

Nguyên nhân:

  • Tổ chức, doanh nghiệp không hiểu rõ về nội dung tiêu chuẩn VietGAP
  • Tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn
  • Tổ chức, doanh nghiệp nắm được quy trình đăng ký chứng nhận VietGAP

KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG VIETGAP

Mặc dù sản xuất theo quy trình VietGAP có nhiều lợi ích, nhưng đến nay vẫn chưa được nhân rộng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên là do nông dân chưa được nâng cao về nhận thức vấn đề sản xuất sạch, thấy rằng sản xuất sạch và chưa sạch vẫn lẫn lộn về tiêu thụ trên thị trường, trong khi sản xuất VietGAP khó khăn, phức tạp. Thống kê cho thấy riêng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, mỗi vật nuôi có một bộ tiêu chuẩn riêng, trong đó con tôm nuôi có 104 điều kiện, và sắp tới theo khuyến cáo của một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực này, các điều kiện VietGAP sẽ được bổ sung theo hướng nhiều và đầy đủ hơn. Tương tự, lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt, một số chủ hộ nuôi cho biết có nhiều yêu cầu quá khó với nhận thức của người sản xuất theo hộ gia đình và gia trại.

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VietGAP

Nguyên nhân thứ hai đó là hiệu quả kinh tế khi so sánh 2 mô hình nuôi theo VietGAP và không VietGAP. Có một thực tế là làm theo VietGAP, đầu tư ban đầu vào hạ tầng khá lớn đồng nghĩa với chi phí lớn, công lao động nhiều hơn nhưng khi thu hoạch thì năng suất theo VietGAP chỉ tăng 20- 30% so với không VietGAP. Thế nhưng, vì giá bán sản phẩm chưa chênh lệch nhiều nên không khuyến khích được người nông dân làm VietGAP ngoài các vùng có sự hỗ trợ của nhà nước.

Bên cạnh đó, do khâu quản lý, lưu thông sản phẩm nông nghiệp ra thị trường của chúng ta còn nhiều yếu, không quản lý được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm dẫn đến tình trạng cào bằng về chất lượng; sản xuất theo quy trình VietGAP cũng như không VietGAP, chưa có hệ thống hỗ trợ quảng bá, phân phối sản phẩm VietGAP.

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy mở rộng diện tích, quy mô làm theo VietGAP, một mặt chúng ta cùng với việc tiếp tục tuyên truyền, tập huấn cho các chủ hộ sản xuất chăn nuôi trực tiếp; mặt khác nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, nhân rộng sản phẩm VietGAP. Nhân rộng cách làm của một số doanh nghiệp ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Hà Nội và ở TP.Vinh đưa vào các siêu thị và bán giá gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với sản xuất không VietGAP và sẵn sàng chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình.

Về lâu dài, chúng ta đã hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế, các nước với trình độ sản xuất của mình đã có các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm khá đầy đủ. Nên chăng, quá trình xây dựng của quy phạm VietGAP mới, một mặt cần tiếp thu, chọn lọc các chuẩn mực, bãi bỏ những thủ tục, biểu mẫu giấy tờ không cần thiết để nông sản được tiếp cận với các thị trường lớn trên.

Việc thực hiện sản xuất theo VietGAP không khó vì những công việc này đã và đang thực hiện. Cái khó làm thế nào để người nông dân ý thức được sản xuất an toàn cho con người và môi trường.

thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VIETGAP

Người thực sự thực hiện trên đồng lại không phải là người quyết định sự thay đổi mà do chủ của họ quyết định.

Thói quen rửa bình phun, dụng cụ pha chế thuốc bảo vệ thực vật tại các ao hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước và làm ngộ độc các động vật thủy sinh cũng là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, dưới đây là một số khó khăn khác còn tồn tại trong quá trình áp dụng VietGAP:

  • Lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh hại.
  • Người lao động chưa được tập huấn sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật.
  • Không chú ý đến thời gian cách ly.
  • Sử dụng thuốc có độ độc cao.
  • Không có hoặc không sử dụng bảo hộ lao động trong quá trình làm việc
  • Chưa có nơi tồn trữ phân bón, hóa chất, bảo hộ lao động hợp lý.
  • Chưa chú ý đến việc vệ sinh khi thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
  • Việc xử lý chất thải chưa tốt.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Để biết thêm thông tin chi tiết về thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VietGAP, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan